GIÁO DỤC BẾ TẮC
” Học để làm gì, chúng tôi không hề rõ. Dạy để làm gì, chúng tôi cũng không hề chắc chắn. Chúng tôi chỉ biết rằng, đã bước chân vào cỗ máy giáo dục, thì cứ thế mà thực hiện. Người dạy cứ dạy, người học cứ học. Đến ngày đến giờ thì đi thi. Thi xong thì tốt nghiệp. Tốt nghiệp xong thì ra trường. Ra trường xong thì đi xin việc”
“Mọi việc sẽ cứ diễn ra như vậy, nếu tôi không nhận ra rằng: Tôi không có đủ vốn sống để dạy học. Tôi ở đây, các em sinh viên ở kia, tin tưởng và chờ đợi. Nhưng ngoài chuyện bài vở, những thứ mà tôi cũng học lại từ sách vở hoặc thầy của mình thì gần như tôi không còn gì khác để hướng dẫn các em. Những trải nghiệm sâu xa về nghề nghiệp gần như không có.
Lúc ấy tôi bỗng nhận ra, giảng dạy đúng nghĩa là vô cùng khó. Thuộc giáo trình, tinh thông bài tập, tuân thủ đúng quy trình cũng không có nghĩa sẽ làm tốt. Người dạy học đúng nghĩa cần nhiều hơn thế rất nhiều.
Ngẫm kĩ hơn, tôi thấy nền giáo dục hiện thời hóa ra là một dây chuyền sản xuất hàng loạt, Nếu không có một góc cho riêng mình, sản phẩm sẽ là những con người giống hệt nhau, như được đúc từ một khuôn vậy.
Tôi cũng khám phá ra rằng, công việc của tôi thực ra là một bộ phận của một hệ thống được thiết kế chặt chẽ.
Nhưng trong suốt quá trình dạy và học, những câu hỏi cơ bản như: “Học để làm gì? Dạy để làm gì? Dạy và học như vậy có phải là đúng cách? Nếu không thì có cách nào tốt hơn không?…” thì thầy và trò hiếm khi đặt ra.
Tất cả bị phủ kín bởi những nhận định rất chung chung: Học để làm người tốt, học để trở thành người có ích cho xã hội. Còn nghề dạy học là nghề cao quý. Nhưng gần như không có ai đi xa thêm một bước, chẳng hạn: Người là gì? Hay con người mà hệ thống giáo dục hướng đến là gì?
Tôi mất chẵn 10 năm để nhận ra rằng, à thì ra, hệ thống giáo dục mà mà tôi đã trải qua là một hệ thống đào tạo con người công cụ, nặng về tuân thủ mà yếu về sáng tạo. Quán sát tìm hiểu sâu hơn, tôi bàng hoàng nhận ra rằng: Mọi bế tắc của hệ thống giáo dục hiện thời đều bắt nguồn từ bế tắc về triết lí giáo dục, mà cụ thể là bế tắc trong việc phát biểu tường minh về con người mà hệ thống giáo dục đang hướng tới.
Nói cách khác, hệ thống giáo dục cần một triết lí xuyên suốt để vận hành. Nhưng các cơ quan quản lí giáo dục đã không thể phát biểu tường minh triết lí đó. Vậy nên cho dù cải cách nhiều lần thì vẫn rơi vào sự vá víu, và do đó thất bại.
Thì đây, một cách ngắn gọn: Triết lí giáo dục của hệ thống hiện thời là ĐÀO TẠO CON NGƯỜI CÔNG CỤ. Đó là lí do vì sao thầy không dám chệch khỏi chương trình định sẵn, trò thì thụ động, nhân lực kém sáng tạo. Doanh nghiệp thì kém cạnh tranh. Nền kinh tế thì kém phát triển
Những con người không thể sáng tạo sẽ đi đâu về đâu? Họ sẽ sống thế nào? Và ai chịu trách nhiệm vì đã tạo ra những con người như thế?
(Link: http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/giao-duc-be-tac-3587494.html)
-Tiến sĩ Vật lí Giáp Văn Dương –
Chương trình trung học / dự bị chính thống duy nhất tại Việt Nam cho phép:
Tiết kiệm đến 80% chi phí so với học tại Úc. Tiết kiệm hàng chục ngàn đô la chi phí do không phải học dự bị và IELTS
Vào thẳng chính khóa mọi đại học Úc và thế giới, và đủ tư cách xét học bổng như học sinh Úc
Chương trình 100% giáo viên và giáo trình Úc là sự chuẩn bị và làm quen tốt nhất với môi trường học tập quốc tế cho tương lai du học
Bài viết liên quan

3 Phương án du học tại chỗ, để ước mơ không “đứt gãy”
Đại dịch Covid 19 trên toàn cầu vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh trên toàn thế giới nói...

5 lựa chọn du học trong năm 2020 đầy biến động
Việc đi du học vẫn là giấc mơ của rất nhiều người, vì nó không chỉ mang lại kiến thức, kỹ...

Học đường tiêu chuẩn quốc tế: Tham quan cơ sở vật chất hiện đại của các trường đại học Úc
Đi du học đồng nghĩa với việc bạn được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn mới, từ tiêu chuẩn...