Hàng trăm ngàn đô một tấm bằng đại học quốc tế, chúng ta có đầu tư đúng cách?
Thị trường du học đang nở rộ, như một xu thế tất yếu khi mà thực trang giáo dục trong nước vẫn còn quá nhiều tồn đọng chưa thể khắc phục, trong khi thu nhập và quy mô của tầng lớp trung lưu trong xã hội tăng nhanh. Thế nhưng, ngay cả lựa chọn du học cũng có rất nhiều vấn đề của nó, cần được nhìn nhận rõ hơn sau khi những lứa “du học tự túc” đầu tiên trở về.
Có lẽ, bây giờ ở những tỉnh thành lớn, nhà nào cũng có con cháu hoặc bạn bè, người quen có con cháu đang/đã đi du học. Mặc dù chưa có thống kê nào cụ thể, nhưng trong số ấy, những trường hợp du học “thất bại” chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thất bại có nhiều kiểu, đi học mà không lấy nổi bằng tốt nghiệp, có bằng tốt nghiệp nhưng chẳng làm nổi việc gì ở nước ngoài sau nhiều năm học hành, ngoài chút vốn tiếng Anh tàm tạm, về nước thì cũng không biết làm gì trong khi nhiều bạn bè đã ổn định mà chẳng cần du học ở đâu … Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nhìn chung, nếu coi du học là một quyết định đầu tư, đa phần người Việt đang ra quyết định đầu tư mà thiếu những thông tin và sự chuẩn bị cần thiết.
Phải khẳng định, học sinh Việt Nam yếu tiếng Anh, và càng thiếu những kĩ năng quan trọng khác để học trong môi trường giáo dục quốc tế, như: thuyết trình, làm việc nhóm, nghiên cứu, hiểu biết xã hội và cách thể hiện bản thân … Đừng tưởng con em chúng ta thi TOEFL, IELTS đạt điểm cao đồng nghĩa với việc giỏi tiếng Anh nhé. Luyện thi, học tủ, giúp các em đạt điểm cao, do đặc thù của những bài test này, nhưng chưa chắc đã có nổi những đoạn hội thoại ngắn mà tự nhiên, thú vị, với bạn bè bản xứ. Càng không thể tích cực tham gia thảo luận hay tự viết nổi những bài luận và nghiên cứu có chiều sâu, ngoài những chủ để quen thuộc đã được học. Cùng với những yếu kém này là cách học và chấm điểm hoàn toàn mới. Hậu quả là, mặc dù tiếng Anh và kiến thức có thể không tệ, du học sinh Việt Nam, nhìn chung, ngại giao tiếp, sống khép kín, và dễ bị tụt dần về phía sau trong chương trình học của mình. Những bạn giỏi hơn và được chuẩn bị tốt hơn, cũng vẫn sẽ mất một thời gian, có thể là vài tháng, để điều chỉnh những “chệch choạc” ban đầu. Nhưng có không ít bạn không bao giờ vượt qua được giai đoan khó khăn này. Người viết, từng du học và làm việc vài năm ở nước ngoài, bản thân đã nhìn thấy và biết từ bạn bè, người quen, nhiều trường hợp du học sinh ra nước ngoài chỉ chơi được với các bạn Việt Nam, Trung Quốc, đi học cho có, đêm thức chơi game và chat với bạn bè ở Việt Nam. Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn, không chỉ về mặt tiền bạc.
Ngoài ra, học sinh Việt Nam cho đến tận khi tốt nghiệp trung học, vẫn phải học dàn trải tất cả các môn, bằng cấp và bảng điểm lại không có giá trị quốc tế. Điều đó dẫn đến, các em khi đi học Đại học vẫn không biết mình thực sự thích và có khả năng học cái gì. Và đa phần, dù đi Mỹ, Anh, hay Úc … vẫn sẽ mất một năm học dự bị, theo dạng này hay dạng khác, chính thống (như Úc gọi là Foundation year) hay không chính thống. Việc này ngoài gây tốn kém về mặt tiền bạc và thời gian, cũng tiềm ẩn những rủi ro khác, như sau khi học dự bị xong thì điểm không đủ tốt để vào được trường đại học mình thích ban đầu.
Bên cạnh những yếu kém nội tại của học sinh/sinh viên, nhiều phụ huynh thiếu sự hiểu biết về môi trường giáo dục quốc tế, trong khi không có khả năng hay thời gian để tự mình tìm hiểu. Có quá nhiều trường hợp cho con đi du học mà chỉ biết rằng trường này ở Mỹ hay Úc, và cho “học bổng” – mà thực chất là một dạng “hạ giá” của trường bên kia để có nguồn học sinh/sinh viên quốc tế. Cái mà chúng ta vẫn cứ gọi chung là “học bổng” chỉ có một phần rất nhỏ là học bổng thực sự theo cách hiểu truyền thống, ở nước ngoài là merit-based scholarship, cấp cho những sinh viên thực sự xuất chúng. Ngoài ra, phần lớn là trợ giúp tài chính, need-based, một dạng từ thiện, và tệ hơn là “hạ giá” câu khách như đã nói. Đây là một vấn đề khá thú vị, mà hiện nay nhiều phụ huynh Việt đã bắt đầu nhìn ra, và chia sẻ trên mạng xã hội. Có thể ví von một chút, nó giống như việc những khách sạn có giá book phòng rẻ hơn vào những ngày mà tỉ lệ phòng trống cao. Và tất nhiên, họ vẫn phải có lãi.
Chúng ta cần một sự chuẩn bị tốt hơn, trên nhiều khía cạnh. Chúng ta cần những học sinh, sinh viên Việt Nam không chỉ vào được trường nọ, trường kia, mà còn phải học tốt được sau khi cánh cổng đại học quốc tế đã mở ra với các em, trong những năm tháng vô giá của tuổi trẻ ấy. Chúng ta cần những sinh viên Việt Nam hoàn toàn tự tin thể hiện được tốt trong những giảng đường đại học như trong tấm ảnh này.
Với tâm niệm như vậy, chúng tôi mang chương trình cấp III chính thống của Úc (SACE) về Việt Nam, dạy và cấp bằng của Bộ Giáo dục Nam Úc, có giá trị trên toàn thế giới.
Tới đây, ngày 23/9, chúng tôi kết hợp với Macquarie University, hạng 8 Úc, tổ chức Hội thảo tại Hà Nội nhằm chia sẻ sâu hơn, với những câu chuyện thực tế hơn, về những vấn đề đã nêu ở trên. Trường Macquarie cũng sẽ có hai giáo sư đứng đầu khoa của hai ngành hot, Kinh doanh và Định phí bảo hiểm, tham gia, chia sẻ thông tin, phỏng vấn và cấp học bổng tại chỗ. Chi tiết xin tham khảo website http://sace.edu.vn/ và Facebook http://www.facebook.com/
Đăng ký tham gia ngay tại http://goo.gl/forms/
Bản quyền ảnh: Macquarie University (Australia)
Chương trình trung học / dự bị chính thống duy nhất tại Việt Nam cho phép:
Tiết kiệm đến 80% chi phí so với học tại Úc. Tiết kiệm hàng chục ngàn đô la chi phí do không phải học dự bị và IELTS
Vào thẳng chính khóa mọi đại học Úc và thế giới, và đủ tư cách xét học bổng như học sinh Úc
Chương trình 100% giáo viên và giáo trình Úc là sự chuẩn bị và làm quen tốt nhất với môi trường học tập quốc tế cho tương lai du học
Bài viết liên quan

Kết quả học tập của học sinh SACE International khóa 3
Chúc mừng học sinh SACE khoá 3 của SACE College Việt Nam và trường Hanoi Adelaide School đã tốt nghiệp chương...

Hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế trong dịch Covid – 19 tại Anh, Úc, Mĩ
Khi thế giới bắt đầu thích nghi với trạng thái “bình thường mới” với các hạn chế di chuyển, tụ tập...

3 Phương án du học tại chỗ, để ước mơ không “đứt gãy”
Đại dịch Covid 19 trên toàn cầu vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh trên toàn thế giới nói...