HỌC PHỔ THÔNG Ở NƯỚC NGOÀI KHÓ HAY DỄ?
Không hiểu từ bao giờ trong phụ huynh Việt Nam có một suy nghĩ là học sinh Việt Nam sẽ học tốt hơn ở nước ngoài, hay chương trình nước ngoài dễ hơn chương trình Việt Nam, nên học sinh chúng ta cứ “vô tư đi” khi đi học phổ thông ở nước ngoài. Mọi chuyện thực ra không đơn giản như vậy.
Chương trình Việt Nam nặng hơn và khó hơn ở điểm nào? Đúng là nặng hơn thật. Trong khi học sinh ở Úc chỉ học tối đa 5-6 môn mỗi học kỳ / năm học thì Việt Nam chúng ta là 13 môn học. Và tuỳ vào từng trường, có thể 13 môn học đó phải học đều như nhau. Nặng hơn ở đâu nữa? Đó là lượng kiến thức phải ghi nhớ nhiều, cũng như các dạng bài phải luyện quá nhiều. Và gánh nặng cuối cùng là dù sở thích khác nhau, mục tiêu khác nhau, khả năng khác nhau, tất cả các bạn cùng gánh một nội dung như nhau.
HỌC NƯỚC NGOÀI DỄ HƠN Ở ĐÂU?
Đầu tiên đó là số lượng các môn học ít hơn. Chương trình ở Úc có từ 60 đến 100 môn học để học sinh chọn, nhưng tại cùng thời điểm học sinh chỉ học tối đa 5-6 môn. Điều đó không có nghĩa là khối lượng kiến thức sẽ ít hơn, mà với cùng một thời gian có được, học sinh sẽ tập trung được hơn để học vào môn học của mình, và điều đó làm việc học tập dễ hơn.
Thứ hai là học sinh được chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp và sở thích của mình. Ví dụ như các bạn yêu thích và định hướng theo ngành Kinh tế sau này sẽ chọn những môn liên quan và bổ trợ cho ngành kinh tế. Điều đó làm tăng cơ hội thành công cho học sinh khi học sinh học có hứng thú và mục đích.
Thứ ba là học sinh được chọn môn học theo “trình độ”, “khả năng” của mình. Cùng một môn học Tiếng Anh hay Toán, học sinh có thể chọn đến 4 trình độ khác nhau để học, ví dụ học sinh có thể học Toán cơ bản, Toán, Phương pháp Toán rồi Toán nâng cao, theo cấp độ cao lên với khả năng và nhu cầu điểm cũng như ngành học sau này của mình. Điểm số những môn khó hơn ngoài điểm tuyệt đối thì sẽ được cộng điểm, và vì thế học sinh muốn có điểm cao hơn nữa vẫn có thể học các môn khó hơn.
Thứ tư là học sinh được chọn cách thể hiện bài làm của mình, và không có khuôn mẫu nào cho sự sáng tạo ở đây – “sky is the limit”. Một dự án nghiên cứu có thể viết, có thể nói, có thể demo qua máy tính và video, qua hình thức một cuốn tạp chí… với điều kiện học sinh đáp ứng đúng nội dung và tiêu chí đánh giá đưa ra.
VẬY HỌC Ở NƯỚC NGOÀI KHÓ Ở ĐÂU NẾU ĐÃ CÓ NHIỀU THUẬN LỢI NHƯ THẾ?
Một là: Sự chủ động trong học tập. Giáo viên nước ngoài sẽ không dạy nhiều như cách chúng ta nghĩ là có nhiều buổi lên lớp với các bài học. Bước vào môn học, họ sẽ đưa các nội dung môn học, các bài kiểm tra, tiêu chí đánh giá cho các bài đó và sau đó là học sinh tự tìm hiểu, làm bài, thảo luận, không hiểu đâu thì hỏi đó. Vì thế, thay vì chờ giáo viên đọc cho để ghi chép, học sinh phải chủ động trong mọi việc: phân bổ thời gian để nghiên cứu để có thể thảo luận, làm bài, nộp bài nháp và nộp bài chính, làm bài kiểm tra; chủ động đặt các câu hỏi cho mình để hỏi giáo viên…Việc đó cũng liên quan đến quản lý bản thân, ý thức tự giác và quản lý thời gian.
Hai là: Sự chủ động trong suy nghĩ. Ngoài việc hướng dẫn về nội dung của bài làm và hướng dẫn cách làm bài cho phù hợp với tiêu chí đánh giá, giáo viên sẽ không nói cho học sinh là học sinh cần phải đi theo hướng nào và học sinh phải tự xử lý, phân tích thông tin và phải “tự nghĩ cho mình”. Với nền văn hoá Việt Nam và cách học tập ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, điều này thực sự là một thử thách lớn không dễ vượt qua.
Ba là: Do việc được chọn môn, chọn trình độ, học sinh tưởng việc học thật ra là “dễ” nên nghĩ là dễ và không cố gắng hết sức mình. Thực ra thì học ở nước ngoài, để “pass” thì dễ, nhưng để khá hay thật sự “giỏi” lại không hề dễ. Vì thế nên ta vẫn nghe các bạn nói là: học dễ mà, nhưng điểm của các bạn đấy hoàn toàn không cao. Thực sự là: nếu bạn nói dễ, bạn phải có điểm tuyệt đối.
Ngoài ra, kỹ năng xã hội là một trở ngại với học sinh Châu Á và Việt Nam. Thể thao, năng khiếu, thực hành, vấn đề xã hội… để làm tiền đề cho sự trưởng thành toàn diện đối với học sinh Việt nam vẫn còn xa vời.
Có thể thấy là chúng ta khởi đầu từ rất sớm, từ giai đoạn lọt lòng để con mình thành tài, nhưng có lẽ chúng ta đi sai mất rồi. Học sinh mầm non của họ chủ yếu học qua chơi, cả một quá trình dài học cũng không căng thẳng, nhưng lên đến lớp 10, họ hơn học sinh chúng ta một cái đầu về nhận thức xã hội, về kỹ năng thực hành, về sự độc lập trong tư duy, sự chủ động trong cuộc sống … Và có phải đó là điều quan trọng hơn rất nhiều lượng kiến thức sách vở không? Tôi nghĩ bạn tự có câu trả lời – hãy xem chúng ta còn nhớ được hoặc, một cách thực tế hơn, đang dùng được bao nhiêu kiến thức đã học trong công việc đang làm.
Chương trình trung học / dự bị chính thống duy nhất tại Việt Nam cho phép:
Tiết kiệm đến 80% chi phí so với học tại Úc. Tiết kiệm hàng chục ngàn đô la chi phí do không phải học dự bị và IELTS
Vào thẳng chính khóa mọi đại học Úc và thế giới, và đủ tư cách xét học bổng như học sinh Úc
Chương trình 100% giáo viên và giáo trình Úc là sự chuẩn bị và làm quen tốt nhất với môi trường học tập quốc tế cho tương lai du học
Bài viết liên quan

Kết quả học tập của học sinh SACE International khóa 3
Chúc mừng học sinh SACE khoá 3 của SACE College Việt Nam và trường Hanoi Adelaide School đã tốt nghiệp chương...

Hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế trong dịch Covid – 19 tại Anh, Úc, Mĩ
Khi thế giới bắt đầu thích nghi với trạng thái “bình thường mới” với các hạn chế di chuyển, tụ tập...

3 Phương án du học tại chỗ, để ước mơ không “đứt gãy”
Đại dịch Covid 19 trên toàn cầu vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh trên toàn thế giới nói...