Dành cho học sinh học chương trình trung học quốc tế và chuẩn bị đi du học: Tối ưu hoá việc lựa chọn các ngành học ở Đại học như thế nào?

Được bước chân vào học các chuyên ngành phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân, và xu hướng nghề nghiệp tương lai tại các trường đại học danh giá trên thế giới là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh. Để đạt được điều đó, việc lựa chọn chương trình học và môn học phù hợp ngay từ bậc trung học phổ thông (THPT) hay dự bị đại học là yếu tố nòng cốt mà gia đình và các sinh viên tương lai cần cân nhắc kỹ lưỡng. Vì vậy, để chuẩn bị hồ sơ du học thành công, ứng tuyển và đỗ đúng chuyên ngành phù hợp cũng như học tập hiệu quả ở môi trường đại học thì việc lựa chọn môn học khi học ở cấp THPT hay chương trình dự bị đại học là vô cùng cần thiết.

(Ảnh: Kings Bournemouth)

Vậy, làm thế nào để học sinh đưa ra được sự lựa chọn các môn học phù hợp làm nền tảng để ứng tuyển và học tập bậc Đại học một cách tốt nhất? Dưới đây là các lưu ý cốt lõi mà học sinh và gia đình cần nghiên cứu và đánh giá về lựa chọn môn học để đạt được mục tiêu!

1. Lựa chọn môn học phù hợp nhất với năng lực và sở thích

Để thành công đạt kết quả tốt trong bất kỳ chương trình học nào thì người học cũng cần phải có đam mê, niềm yêu thích và hứng thú với từng môn học. Tuy nhiên, đam mê thôi là chưa đủ. Môn học đó phải phù hợp với tính cách, sở trường và đặc biệt là thế mạnh của bản thân mỗi học sinh. Không chỉ vậy, học sinh và gia đình cũng cần xác định và cùng định hướng xem con em mình thích chuyên ngành nào để theo học tại bậc Đại học trong tương lai, từ đó đánh giá lựa chọn môn học ra sao ngay từ bậc THPT để giúp cho việc thực hiện mục tiêu ấy. Một sự lựa chọn môn học đúng đắn phải là sự kết hợp của cả 2 yếu tố, đó là sở thích và năng lực của người học.

2. Lựa chọn môn học “chiến lược” để tạo tiền đề cho kết quả đầu ra tốt nhất 

Học sinh nên lựa chọn những môn học phù hợp với năng lực của bản thân, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức và đạt điểm số cao. Mỗi học sinh sẽ có một năng lực khác nhau, chẳng hạn có học sinh hợp với các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh,…, có học sinh lại có thế mạnh về các môn xã hội như Lịch sử, Địa lý, Văn học,…, và cũng có học sinh thiên về các môn nghệ thuật như Âm nhạc, Mỹ thuật,…

Học sinh cần xem xét kỹ lưỡng thế mạnh của bản thân mình và đưa ra lựa chọn môn học chính xác, bởi việc học tập tốt không chỉ giúp học sinh có một kết quả đầu ra cao mà còn tạo động lực và duy trì niềm yêu thích của học sinh đối với việc học. Kết quả đầu ra ở đây không chỉ đơn thuần nói về kết quả học tập, mà còn đề cập đến đầu ra ngành nghề mà học sinh sẽ theo đuổi. Một sự lựa chọn môn học đúng đắn từ bậc THPT sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng chuẩn mực để học tập ở bậc Đại học và làm việc hiệu quả trong tương lai.

  1. Lựa chọn môn học đáp ứng yêu cầu đầu vào của các trường Đại học mơ ước

Sau khi đã định hướng được phần nào thế mạnh và sở thích của học sinh, bước tiếp theo học sinh cần tìm hiểu về các ngành nghề mình mong muốn học và làm việc trong tương lai, tìm hiểu về các trường Đại học hàng đầu có chương trình đào tạo cho ngành học đó cùng điều kiện đầu vào cụ thể. Từ những thông tin này, gia đình và học sinh có thể đưa ra quyết định về môn học sao cho phù hợp.

Ví dụ: Nếu học sinh thích và học tốt các môn tự nhiên như Toán học, Tin học, ngành Khoa học máy tính có thể là một sự lựa chọn phù hợp. Sau đó, học sinh đọc về các điều kiện đầu vào mà một số trường Đại học top đầu yêu cầu và xác định xem các trường đó đặt ra tiêu chí gì về môn học cũng như điểm số tại bậc THPT. Chẳng hạn như các trường Đại học hàng đầu ở Anh ngành Khoa học máy tính, ngoài yêu cầu học thuật và ngoại ngữ chung, thường có thêm yêu cầu về môn Toán ở bậc THPT, học sinh cần đạt điểm tối thiểu từ B hoặc 7.0 trở lên mới đủ điều kiện ứng tuyển.

4. Lựa chọn môn học có khả năng tối đa hóa cơ hội phát triển của bản thân và rộng mở các lựa chọn ngành, trường Đại học trong tương lai

Khi lựa chọn môn học để theo học trong bậc THPT, cần phải phân tích môn học đó sẽ đóng góp gì cho sự phát triển về tri thức và kỹ năng cho người học sau khi tốt nghiệp. Những kỹ năng và kiến thức học được cần phải phục vụ cho quá trình ứng tuyển Đại học và thiết thực trong cuộc sống sau này. Một sự lựa chọn môn học đúng đắn phải đảm bảo tiêu chí này.

Các chương trình phổ thông và dự bị đại học quốc tế như A-Levels, SACE International, International Baccalaureate (IB), hay Advanced Level Foundation (ALF) đều có các nhóm môn lựa chọn theo định hướng ngành học tại bậc Đại học. Ví dụ, một số lộ trình và tổ hợp môn học của chương trình ALF được thiết kế phù hợp với nhóm ngành như sau:

  • Nhóm ngành Kiến trúc (Architecture): Toán học, Nghệ thuật và Thiết kế, Toán cao cấp
  • Nhóm ngành Kinh doanh (Business), Tài chính (Finance), Quản lý (Management) hoặc Marketing: Kinh tế học, Nghiên cứu kinh doanh, Toán học
  • Nhóm ngành Kỹ thuật (Engineering): Toán học, Vật lý, Toán cao cấp
  • Nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn (Humanities and Social Sciences): Môn Địa lý, Chính trị, Lịch sử, Pháp luật
  • Nhóm ngành Khoa học Đời sống và Dược (Life Sciences and Pharmacy): Sinh học, Hóa học
  • Nhóm ngành Toán học, Công nghệ và Khoa học (Mathematics, Technology and Science): Toán học, Toán cao cấp, Vật lý

(Nguồn: Kings Education)

Có thể thấy rằng có rất nhiều môn học trong bậc THPT và học sinh cần được định hướng để đưa ra sự lựa chọn tổ hợp môn phù hợp nhất, đóng góp cho quá trình ứng tuyển và học tập bậc Đại học sau này. Lấy ví dụ, nếu học sinh có nguyện vọng học Quản trị Kinh doanh (Business Management) trong bậc Đại học, học sinh nên chọn tổ hợp môn Kinh tế học, Nghiên cứu Kinh doanh và Toán học ngay từ bậc THPT để làm tiền đề cho ngành Quản trị Kinh doanh đang hướng tới.

Với các nhóm ngành rõ ràng như thế này, học sinh tham gia học có thể có định hướng rõ ràng ngay từ khi bắt đầu học chương trình THPT hay dự bị đại học. Tất cả các học sinh khóa 1 chương trình ALF tại Kings Hanoi đã có cơ hội để chuẩn bị như vậy.  Học sinh Nguyễn Diệu Ân, cựu học sinh trường Chu, đã xuất sắc đạt 3 A* tương đương với điểm trong chương trình A-Levels để được nhận vào trường TOP đầu của Anh, City of London. Diệu Ân chia sẻ rằng từ khi bước vào cấp 3 trường chuyên Chu Văn An, em đã có dự định sang học tại Anh ngành Tài chính sau khi tốt nghiệp THPT và khi quyết định học chương trình ALF em đã lựa chọn nhóm ngành Kinh doanh (Business), Tài chính (Finance), Quản lý (Management) hoặc Marketing để chuẩn bị tốt nhất cho chuyên ngành tài chính ở bậc đại học. Diệu Ân cảm thấy rất tự tin để bắt đầu chương trình học đại học bắt đầu vào tháng 9 tới tại Anh. Các môn học chuyên ngành như Kinh doanh và Kinh tế hay môn Dữ Liệu mà em học được từ chương trình đã trang bị cho em các kiến thức thức nền tảng mà em nghĩ mình sẽ không có được nếu không học chương trình chuyển tiếp đại học Anh Quốc. Các kỹ năng dẫn dắt thảo luận, nghiên cứu và thuyết trình cũng như kiến thức về giao văn hoá cũng giúp em sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống ở xứ sở sương mù.

Sắp tới, tổ chức giáo dục uy tín hàng đầu Anh Quốc Kings Education, nơi đã giúp rất nhiều học sinh lựa chọn đúng con đường vào Đại học của mình bằng các chương trình Chuyển tiếp Đại học danh giá sẽ có buổi Hội thảo giúp học sinh hiểu rõ hơn về việc lựa chọn môn học và các cơ hội linh hoạt vào các trường Đại học hàng đầu như thế nào. Diễn giả của buổi hội thảo là ông Michael Paris, người đã có kinh nghiệm 25 năm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Ông tốt nghiệp Đại học Southampton và là một giảng viên giàu kinh nghiệm. Công việc của ông trong giáo dục quốc tế đã được công nhận thông qua nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Kỷ niệm của Nữ hoàng cho Giáo dục Đại học và Đại học và Giải thưởng Beacon của Hội đồng Anh cho chương trình Hỗ trợ Sinh viên Quốc tế. Ông có nhiều kinh nghiệm tư vấn để giúp sinh viên ở Anh và sinh viên Quốc tế vào các trường đại học hàng đầu Anh Quốc.

Phụ huynh học sinh có thể đăng ký hội thảo miễn phí tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *