Khóa học Kinh tế trong SACE International (ECONOMIC)
MÔ TẢ KHÓA HỌC.
Khóa học Kinh tế giúp học sinh hiểu được một nền kinh tế vận hành thế nào, cấu trúc của các hệ thống kinh tế và các phương thức vận hành. Mấu chốt của việc học Kinh tế là các vấn đề về kinh tế và các khái niệm liên quan như sự khan hiếm, giá của cơ hội và các vấn đề kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống kinh tế luôn luôn phản hồi tới các vấn đề kinh tế để xác định hàng hoá và dịch vụ nào cần sản xuất, những hàng hoá và dịch vụ đó nên được sản xuất và thực hiện thế nào và cho ai.
Với Khóa học Kinh tế, học sinh xác định, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và áp dụng các mô hình kinh tế được thể hiện trong các đồ thị, đồ hoạ. Học sinh đưa ra các dự đoán về sự thay đổi của nền kinh tế và đánh giá các vấn đề cho các cá thể và tổ chức trong bối cảnh địa phương, đất nước và toàn cầu. Học sinh học được về việc những vấn đề này ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta và cách sử dụng kiến thức và kỹ năng về kinh tế để tham gia vào trong xã hội.
Trong khóa học Kinh tế, học sinh được yêu cầu thực hiện nghiên cứu sâu vào một trong những vấn đề kinh tế mà mình quan tâm, thu thập dữ liệu và nghiên cứu về vấn đề nghèo đói và mất cân bằng về kinh tế trên toàn cầu. Khi thi, học sinh được kiểm tra kiến thức chung đã học về Kinh tế và sẽ viết bài luận về Kinh tế vĩ mô và vấn đề Toàn cầu hoá.
Khóa học kinh tế cung cấp cho học sinh khái niệm, mô hình và kĩ năng phân tích và dự đoán cách mà các hệ thống kinh tế vận hành. Khi học khóa học này, học sinh cũng đánh giá ảnh hưởng của sự phụ thuộc lẫn nhau ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế. Kiến thức về kinh tế giúp người học đánh giá thời điểm tốt nhất để phục vụ lợi ích cá nhân hay khi nào thì cần tới hoạt động tập thể và chính quyền. Khóa học này cũng giúp người học đưa ra sự lựa chọn tốt hơn với vai trò là khách hàng, là người đóng góp cho nền kinh tế và là công dân công hiểu biết.
NĂNG LỰC
Kĩ năng gắn kết học sinh với các kiến thức đang học trong và ngoài khóa học trong những ngữ cảnh khác nhau, bao gồm những kiến thức cần thiết và kĩ năng giúp con người làm việc một cách hiệu quả và thành công.
Năm năng lực được đưa ra là:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực công dân
- Năng lực phát triển cá nhân
- Năng lực làm việc
- Năng lực học tập
Những năng lực này, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, năng lực công dân, và năng lực học tập được phản ánh trong yêu cầu môn học, nội dung, tiêu chí đánh giá, và tiêu chuẩn thực hiện của môn học. Hiểu về mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị giúp học sinh phát triển năng lực làm việc.
Năng lực Giao tiếp.
Khóa học này giúp học sinh phát triển các khả năng giao tiếp như:
- Điều tra, đưa ra những nhận định và giải pháp cho các sự kiện kinh tế. Sử dụng các mô hình kinh tế và kĩ năng điều tra kinh tế vừa độc lập vừa hợp tác.
- Suy luận, đánh giá, phân tích thông tin từ biểu đồ, đồ thị và bảng biểu.
- Đưa ra giải pháp cho các vấn đề kinh tế tại địa phương, quốc gia, toàn cầu và sử dụng các mô hình kinh tế.
- Sử dụng những khái niệm và thuật ngữ kinh tế phù hợp trong giao tiếp.
Năng lực công dân.
Khóa học này giúp học sinh phát triển năng lực công dân thông qua:
- Học các vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào và có thể sử dụng kiến thức và kĩ năng kinh tế để định hướng cách bản thân tham gia vào xã hội.
- Nhận biết vai trò của các nền kinh tế trong việc đưa ra các quyết định và sản phẩm kinh tế.
- Hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế và ảnh hưởng của nó tới cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ từ cấp địa phương, đến quốc gia và toàn cầu.
- Điều tra, phân tích, đánh giá các quyết định kinh tế.
- Nhận biết được rằng các quyết định kinh tế có thể mâu thuẫn với các giá trị xã hội và đạo đức.
- Kết nối với những quan điểm về các quyết định và vấn đề kinh tế liên quan đến cá nhân, tổ chức, và quyết định của chính phủ.
Năng lực Phát triển Cá nhân.
Khóa học này sẽ giúp học sinh phát triển năng lực cho sự phát triển cá nhân thông qua:
- Phát triển sự nhận thức về vai trò của họ trong kinh tế.
- Đề cao mối quan hệ giữa sự quan tâm của cá nhân với sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế.
- Đưa ra những thông tin cập nhật về các vấn đề kinh tế và chính trị.
- Dự đoán và đánh giá những thay đổi và xem xét hậu quả của những quyết điịnh trước khi đưa ra quyết định và hành động.
Năng lực làm việc.
Khóa học Kinh tế giúp học sinh phát triển năng lực làm việc bằng cách:
- Hiểu và đánh giá cao sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến thị trường lao động.
- Hiểu những cách thức khác nhau mà mỗi cá nhân có thể đóng góp cho xã hội.
- Hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng việc làm.
- Phát triển các kiến thức và kĩ năng hữu ích cho những ngành nghề khác nhau.
- Phát triển kiến thức về quyền trong kinh tế, xã hội, và chính trị trong các mối quan hệ công việc.
Năng lực Học tập.
Trong khóa học này, học sinh phát triển năng lực học tập bằng cách:
- Xác định bản chất và nguyên nhân của các vấn đề kinh tế cho các cá nhân, công ty và chính phủ.
- Sử dụng các phương thức về yêu cầu kinh tế để định vị, tập trung, đánh giá và tổ chức thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phân tích các tình huống kinh tế cụ thể, sử dụng các khái niệm, mô hình và phương thức về yêu cầu kinh tế hợp lí.
- Sử dụng kiến thức, số liệu và mô hình kinh tế để đánh giá và đưa ra quyết định.
- Hiểu và đánh giá ảnh hưởng của thay đổi kinh tế.
Ngôn ngữ trong kinh tế.
Khi học khóa Kinh tế, học sinh có cơ hội để phát triển các kĩ năng ngôn ngữ sau:
- Suy luận và tóm tắt các thông tin kinh tế và ý nghĩa bằng văn bản viết và nói đáp ứng yêu cầu của hoàn cảnh giao tiếp và khán giả.
- Sử dụng chính xác các thuật ngữ kinh tế.
- Sử dụng các phương thức phù hợp để truyền đạt các thông tin, ý tưởng và các vấn đề kinh tế.
- Sử dụng chính xác ngôn ngữ và quy ước ngôn ngữ (như cấu trúc ngữ pháp, nguồn tài liệu tham khảo và sử dụng các dạng biểu đồ và số liệu thống kê).
- Báo cáo kết quả về nhiều vấn đề kinh tế với mức độ phức tạp tăng dần, đưa ra những phản hồi khả thi và tối ưu và những lựa chọn về chính sách.
- Sử dụng nhiều kĩ năng, thông tin và công nghệ thông tin để đưa ra câu hỏi nghiên cứu.
Toán học trong kinh tế.
Trong khóa kinh tế, học sinh có cơ hội để phát triển các kĩ năng toán học sau:
- Suy luận và miêu tả số liệu thống kê và biểu đồ.
- Sử dụng mô hình, bảng biểu, và số liệu thống kê để suy luận và trình bày thông tin kinh tế.
- Xác đinh các xu hướng và các dạng số liệu kinh tế và các thông tin khác. tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
- Phân tích, chuyển đổi và dịch các thông tin đưa ra dưới dạng biểu đồ, bản đồ, hay bảng biểu.
- Đánh giá độ chính xác của các công cụ đo lường kinh tế ví dụ như cách mà những công cụ được xác định và ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của nền kinh tế.
- Sử dụng những kĩ năng và công nghệ thông tin khác nhau để đưa ra câu hỏi nghiên cứu.
- Sử dụng các thông tin và công nghệ thông tin khác nhau để trình bày các số liệu và khái niệm kinh tế ví dụ như là dự đoán kinh tế.
PHẠM VI HỌC VÀ YÊU CẦU.
Yêu cầu học tập.
Các yêu cầu về học tập tóm tắt lại kiến thức, kĩ năng và hiểu biết mà học sinh được yêu cầu sẽ phát triển và thể hiện qua quá trình học Kinh tế.
Trong khóa học này, học sinh được yêu cầu phải:
- Biết, hiểu và truyền đạt và ứng dụng những khái niệm, qui tắc, mô hình và kĩ năng kinh tế.
- Giải thích vai trò của các hệ thống kinh tế trong việc giải quyết các vấn đè kinh tế và đói nghèo.
- Đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong bối cảnh địa phương, quốc gia và toàn cầu.
- Đánh giá và giải thích cách quyết định kinh tế liên quan đến giá cả và lợi nhuận được đưa ra.
- Sử dụng các mô hình kinh tế cùng các kĩ năng về yêu cầu kinh tế để phân tích và đánh giá phản biện các vấn đề và sự kiện kinh tế (trước đây và hiện tại).
- Phân tích và đánh giá phản biện về ảnh hưởng của thay đổi kinh tế trong bối cảnh địa phương, quốc gia, và toàn cầu.
NỘI DUNG
Các kĩ năng kinh tế được phát triển trong 5 nội dung chính sau:
- Nội dung chính 1:Vấn đề kinh tế.
- Nội dung chính 2: Kinh tế vi mô.
- Nội dung chính 3: Kinh tế vĩ mô.
- Nội dung chính 4: Toàn cầu hóa.
- Nội dung chính 5: Đói nghèo và bất bình đẳng.
Nội dung chính 1: Xác định các vấn đề kinh tế.
Một khái niệm chính trong kinh tế là “vấn đề kinh tế”, nhu cầu mà con người mong muốn là vô hạn nhưng lại bị giới hạn bởi những nguồn lực để đáp ứng những mong muốn của con người. Đây là vấn đề toàn cầu vì mọi người đều gặp phải. Khi mà mọi mong muốn không thể được thỏa mãn thì giải pháp đưa ra là phải lựa chọn. Tạo nguồn, đưa ra lựa chọn, tạo chi phí cơ hội, và sử dụng mô hình giới hạn sản phẩm khả thi để minh họa các vấn đề kinh tế, chi phí cơ hội, và hiệu quả kinh tế:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất và phục vụ cho ai?
Nội dung chính 2: Kinh tế vi mô.
Cơ chế giá
Học sinh sử dụng mô hình cung cầu để hiểu được việc xác định giá thị trường cân bằng thông qua sự tương tác giữa cung và cầu và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu cùng những thay đổi trong các yếu tố này. Sinh viên điều tra các yếu tố quyết định độ co giãn của cầu cung và cung cấp, phát triển sự hiểu biết về tính chất của độ co giãn của cầu bằng cách sử dụng phương pháp tổng doanh thu. Học sinh kiểm tra việc sử dụng độ đàn hồi để dự đoán tác động của thay đổi giá đối với số lượng giao dịch.
Thị trường thực tế.
Học sinh đánh giá cấu trúc thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và người sản xuất, sử dụng các tiêu chí bao gồm giá cả, sự lựa chọn, chất lượng, hiệu quả, lợi nhuận và việc sử dụng công nghệ mới.
Học sinh điều tra tác động của sự thất bại của thị trường đối với người tiêu dùng và người sản xuất, bao gồm việc thiếu cung cấp hàng hoá công cộng, sự tồn tại của các yếu tố tích cực và tiêu cực bên ngoài, và ảnh hưởng của các thị trường không cạnh tranh. Học sinh đánh giá các biện pháp khắc phục thất bại thị trường và điều tra một loạt các quyết định thị trường và kết quả không phù hợp với các giá trị xã hội và đạo đức.
Nội dung chính 3: Kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô và các cách đo lường.
Chính phủ xác định các mục tiêu kinh tế vĩ mô, mô tả các kết quả kinh tế vĩ mô với mối liên quan đến mức độ việc làm, ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và cân bằng bên ngoài. Học sinh điều tra các mục tiêu kinh tế vĩ mô được liệt kê dưới đây và đánh giá ảnh hưởng sự thành công của họ đối với nền kinh tế.
Nhân lực toàn thời gian
Độ ổn định Prichae
Sự phát triển kinh tế
Xác định Cân bằng ngoài của đầu ra và mức giá.
Một yếu tố quyết định chính của việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô là mức độ đầu ra của hàng hoá và dịch vụ. Học sinh kiểm tra hai mô hình kinh tế vĩ mô (mô hình dòng chảy vòng tròn và mô hình tổng cầu – tổng cung) để giải thích những gì xác định mức đầu ra được đo bằng GDP thực; mức giá trong nền kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng và mức độ lao động.
Chính sách kinh tế.
Chính phủ có các công cụ chính sách kinh tế được sử dụng để đạt được các mục tiêu kinh tế đã nêu. Học sinh phân tích các công cụ chính sách sẵn có cho Chính phủ và xem xét vấn đề về việc tìm ra sự kết hợp đúng đắn của các chính sách kinh tế với tình hình kinh tế hiện tại và các chính sách hiện hành của chính phủ. Hai nhóm chính sách được sử dụng để đạt được các mục tiêu kinh tế được đề cập dựa trên quản lý nhu cầu và quản lý nguồn cung.
Nội dung chính 4: Toàn cầu hóa.
Học sinh điều tra và đánh giá:
- Các luận cứ chống lại sự tham gia của tự do thương mại và những ảnh hưởng của tự do thương mại đối với nền kinh tế nội bộ.
- Ảnh hưởng của việc bảo vệ đối với nền kinh tế nội bộ.
- Việc tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế (ví dụ như Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới) và những ảnh hưởng của điều này đối với nền kinh tế nội bộ.
- Những tác động có thể có của hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia và sự tăng trưởng của sự lưu chuyển vốn.
- Những tác động có thể có của hoạt động của các tổ chức, bao gồm Ngân hàng Thế giới.
Nội dung chính 5: Đói nghèo và bất bình đẳng.
Học sinh điều tra và đánh giá:
- Khái niệm phát triển bền vững sinh thái và những kiến nghị cho đói nghèo toàn cầu và tiến bộ của con người trong việc áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững về sinh thái.
- Các chỉ số kinh tế xã hội về nghèo đói và bất bình đẳng toàn cầu, bao gồm thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người.
- Nguyên nhân bất bình đẳng và nghèo đói, bao gồm áp lực dân số; thiếu đầu tư vào vốn con người và vật chất; thiếu quản trị hiệu quả; thiếu tiếp cận thị trường quốc tế và các yếu tố xã hội và văn hoá.
- Cách thức và phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế và con người (bao gồm chính sách dân số, tiếp cận giáo dục, tích tụ vốn, tiếp cận thị trường quốc tế và viện trợ nước ngoài) thông qua các yếu tố sản xuất.
ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU.
Đánh giá của khoá học này bao gồm cả đánh giá quá trình học ở trường và thi.
Đánh giá
- Đánh giá quá trình học ở trường (70%)
- Loại 1: Kĩ năng và Ứng dụng (50%)
- Loại 2: Bài tập nghiên cứu (20%)
- Thi (30%) – 1 bài thi
Tiêu chí thiết kế đánh giá
Tiêu chí thiết kế đánh giá được dựa trên những yêu cầu học tập và được sử dụng bởi:
- Giáo viên để giải thích cho học sinh biết mình cần học gì.
- Giáo viên và người đánh giá để tạo cơ hội cho học sinh để đưa ra bằng chứng về việc học của mình ở mức độ cao nhất có thể đạt được.
Với môn học này tiêu chuẩn thiết kế đánh giá bao gồm:
- Kiến thức và hiểu biết
- Phân tích và đánh giá
- Giao tiếp
- Thực hành
Các tính năng định rõ của những tiêu chuẩn này được giải thích phía dưới.
Bộ đánh giá này cho học sinh cơ hội để thể hiện từng đặc điểm một cụ thể qua việc hoàn thành việc học môn này.
Các tiêu chí được định rõ như sau:
Kiến thức và hiểu biết.
KU1: Kiến thức, hiểu biết và áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, mô hình và kĩ năng kinh tế.
KU2: Hiểu được vai trò của các hệ thống kinh tế trong giải quyết vấn đề khan hiếm kinh tế.
Phân tích và đánh giá.
Các tiêu chí được định rõ như sau:
AE1: Phân tích và đánh giá các vấn đề kinh tế và các sự kiện (trong quá khứ và hiện tại), sử dụng các mô hình kinh tế và kĩ năng điều tra kinh tế.
AE2: Đánh giá tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trong bối cảnh địa phương, quốc gia và toàn cầu.
AE3: Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của thay đổi kinh tế tại địa phương, quốc gia và trên toàn cầu.
AE4: Đánh giá cách thức mà các quyết định kinh tế liên quan đến chi phí và lợi ích.
Giao tiếp.
Các tiêu chí được định rõ như sau:
C1: Truyền đạt các nguyên tắc, mô hình và khái niệm kinh tế.
C2: Sử dụng các thuật ngữ kinh tế.
Đánh giá quá trình học ở trường.
Loại 1: Kĩ năng và ứng dụng Nhiêm vụ (30%)
Học sinh thực hiện ít nhất hai kỹ năng và các ứng dụng nhiệm vụ tập trung vào bất kỳ trong những nội dung chính của khóa học.
Kỹ năng và các ứng dụng có thể được viết, nói, hoặc đa phương thức. Các định dạng có thể bao gồm bài tập, bài kiểm tra, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi trắc nghiệm.
Đối với loại đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của họ liên quan đến các tiêu chuẩn thiết kế đánh giá sau đây:
- Kiến thức và sự hiểu biết
- Phân tích và đánh giá
- Giao tiếp.
Loại 2: Bài tập nghiên cứu (40%)
Học sinh thực hiện ít nhất hai đánh giá trực tiếp cho folio. Một đánh giá folio phải tập trung vào nội dung chính 5- Nghèo đói và Bất bình đẳng.
Các đánh giá trực tiếp có thể bao gồm phân tích các phương tiện truyền thông, các cuộc điều tra có cấu trúc, thuyết trình miệng, nghiên cứu vấn đề và nghiên cứu tình huống, bài tập, bài luận và báo cáo.
Có thể có một số cơ hội cho học sinh tham gia vào làm việc nhóm và thảo luận trong lớp.
Đánh giá Folio nên cung cấp cơ hội cho việc giải thích nhiều nguồn khác nhau. Học sinh sử dụng, diễn giải, đánh giá, và suy nghĩ về các nguồn có thể bao gồm các số liệu thống kê, đồ thị, tạp chí, báo chí, các báo cáo chính thức, nghiên cứu trường hợp, phim, phim hoạt hình và các bài báo khoa học. Học sinh xem xét các quan điểm, khái niệm, và mô hình kinh tế được trình bày trong các nguồn.
Nội dung trong các nguồn nên tập trung vào các vấn đề trong các chủ đề nghiên cứu.
Đối với loại đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của họ liên quan đến các tiêu chí thiết kế đánh giá sau đây:
• Kiến thức và sự hiểu biết
• Phân tích và đánh giá
• Giao tiếp.
Loại 3: Bài thi (30%).
Học sinh tham gia một bài kiểm tra kéo dài 2 giờ, được chia thành hai phần.
Phần A bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi trả lời ngắn, đáp lại thông tin tiếp nhận và câu hỏi đáp ứng mở rộng. Nội dung của phần này dựa trên nội dung của các lĩnh vực chính sau đây:
- Nội dung trọng điểm 1: Vấn đề kinh tế
- Nội dung trọng điểm 2: Kinh tế vi mô
- Nội dung trọng điểm 3: Kinh tế học vĩ mô
- Nội dung trọng điểm 4: Toàn cầu hoá.
Phần B yêu cầu học sinh viết một bài luận dựa vào nội dung của các các phần sau:
- Nội dung trọng điểm 3: Kinh tế học vĩ mô.
- Nội dung trọng điểm 4: Toàn cầu hoá.
Tất cả các tính năng cụ thể của các tiêu chí thiết kế đánh giá cho chủ đề này có thể được đánh giá trong bài kiểm tra bên ngoài.
CÁCH CHẤM ĐIỂM.
Có 5 mức điểm từ A đến E (A là cao nhất).
Trong quá trình học, giáo viên theo dõi và phản hồi về thành tích học của các em, liên hệ với các mức điểm trên.
Sau khi hoàn thành môn học, giáo viên sẽ đưa ra đánh giá của trường về học sinh dựa trên:
Tham khảo cách chấm điểm theo quy định
Đưa ra 1 mức điểm từ A+ đến E-
Sau đó điểm đánh giá này sẽ kết hợp với điểm thi theo tỉ lệ 70/30 để tính điểm của khoá học, cũng từ A+ đến E-.
SỰ CHÍNH XÁC VÀ CÔNG BẰNG VỀ ĐÁNH GIÁ.
Chính sách Đánh Giá chính xác và công bằng của SACE nêu ra những nguyên tắc và quy trình mà giáo viên và đánh giá phải tuân theo để đảm bảo sự chính trực về đánh giá của học sinh. Chính sách này có trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au) như một phần của Chính sách làm việc của SACE.
Uỷ ban SACE Board sử dụng một loạt các quy trình đảm bảo chất lượng để những số điểm được đưa ra cho thành tích của học sinh, trong cả đánh giá cấp trường và đánh giá bên ngoài, được áp dụng nhất quán và công bằng đối với những tiêu chuẩn đánh giá cho một khóa học, và có thể được so sánh khắp tất cả các trường.
Thông tin và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong đánh giá ở Giai đoạn 2 đều có trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au).
HỖ TRỢ CHO MÔN HỌC.
Tài liệu hỗ trợ trên mạng cho mỗi khóa học được cung cấp và được cập nhập thường xuyên trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au). Ví dụ của tài liệu hỗ trợ và những kế hoạch học và đánh giá mẫu, những bài đánh giá được chú thích, những bài làm học sinh được chú thích, và những nguồn tài liệu được gợi ý.
Chương trình trung học / dự bị chính thống duy nhất tại Việt Nam cho phép:
Tiết kiệm đến 80% chi phí so với học tại Úc. Tiết kiệm hàng chục ngàn đô la chi phí do không phải học dự bị và IELTS
Vào thẳng chính khóa mọi đại học Úc và thế giới, và đủ tư cách xét học bổng như học sinh Úc
Chương trình 100% giáo viên và giáo trình Úc là sự chuẩn bị và làm quen tốt nhất với môi trường học tập quốc tế cho tương lai du học
Bài viết liên quan

Các khóa học trong chương trình SACE International
Chương trình Dự bị chuẩn bị du học sớm cho học sinh cấp 3 có 5 khóa học trong 2 năm:...

Giới thiệu về Khóa học Tiếng Anh như một Ngôn ngữ Bổ sung trong SACE International.
MÔ TẢ KHÓA HỌC “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” được thiết kế cho những học sinh học...

Khóa học Đề án Nghiên cứu trong SACE International (Research Project Stage 2)
MÔ TẢ KHÓA HỌC Đề án nghiên cứu giai đoạn 2 là khoá học bắt buộc gồm 10 tín chỉ....