Khoa học máy tính – Ngành học hot không thể bỏ qua

1. Tổng quan ngành Computer Science – Khoa học máy tính

Khoa học máy tính là ngành học nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến phần cứng và phần mềm máy tính: điện toán, giải pháp cho các vấn đề công nghệ cũng như thiết kế các hệ thống máy tính, thiết kế các hệ thống giao diện người dùng…

Khoa học máy tính gồm nhiều ngành hẹp; một số ngành tập trung vào các ứng dụng thực tiễn cụ thể chẳng hạn như đồ họa máy tính, trong khi một số ngành khác lại tập trung nghiên cứu đến tính chất cơ bản của các bài toán tính toán như lý thuyết độ phức tạp tính toán). Ngoài ra còn có những ngành khác nghiên cứu các vấn đề trong việc thực thi các phương pháp tính toán. Ví dụ, ngành lý thuyết ngôn ngữ lập trình nghiên cứu những phương thức mô tả cách tính toán khác nhau, trong khi ngành lập trình nghiên cứu cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các hệ thống phức tạp, và ngành tương tác người-máy tập trung vào những thách thức trong việc làm cho máy tính và công việc tính toán hữu ích, và dễ sử dụng đối với mọi người dùng.

Ngành khoa học máy tính được đánh giá là một ngành rất khó học, phù hợp với những bạn thực sự đam mê và thích nghiên cứu, đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng tự tìm tòi cũng như bắt kịp xu thế và tốc độ phát triển nhanh của công nghệ.

2. 4 Lí do nên học ngành Computer Science – Khoa học máy tính

2.1.  Xu hướng của sự phát triển công nghệ

Ngày nay, nhờ có máy tính mà con người có thể xích lại gần nhau hơn, tất cả kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng, chúng ta có thể kết nối và nhìn thấy nhau mặc dù cách nhau nửa vòng trái đất. Trong kinh doanh và bán hàng, nhờ hệ thống máy tính mà mọi việc kinh doanh và quản lý dữ liệu cũng dễ dàng hơn, các thông tin được cập nhật liên tục và chính xác. Cũng chính vì vậy, hiện nay, tất cả các ngành nghề đều ứng dụng máy tính vào việc kinh doanh, từ nông nghiệp, đến thương mại dịch vụ, giảng dạy, nghiên cứu hay y tế.

2.2. Nhiều lựa chọn về nghề nghiệp trong tương lai

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp trong tương lai, phụ thuộc vào sở thích và thế mạnh của mỗi người mà các bạn sinh viên có thể chọn cho mình những hướng đi khác nhau. Một số nghề nổi bật như:

  • Kỹ sư phần mềm – Software engineer
  • Phân tích dữ liệu – Data Analytics
  • Nhà phát triển App – Applications software developer
  • Kỹ sư hệ thống – Systems engineer
  • Nhà phát triển web – Web developer
  • Chuyên viên Công nghệ thông tin – IT (ví dụ như: chuyên gia hỗ trợ máy tính, phân tích an ninh thông tin, quản trị hệ thống,…)

2.3.  Là ngành “khát nhân lực”, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới

Hiện nay, tại các nước phát triển, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin (IT) đang được tuyển dụng rất nhiều, nhất là nhân lực làm việc trong ngành Khoa học máy tính. Những nhân sự này sẽ đảm nhận các vị trí nghiên cứu và phát triển hệ thống mới, nâng cấp công nghệ cũ. Đây được xem là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển của các hãng công nghệ. Theo thống kê từ Financial Review, Úc cần tới 6,5 triệu nhân sự ngành kỹ thuật số trong 4 năm tới, số lượng nhân sự lành nghề và nhân sự được đào tạo thêm cần cần đạt mức tăng 79% tính đến năm 2025 và đảm bảo có thêm tối thiểu 7 kỹ năng kỹ thuật số mới để theo kịp tốc độ. Con số này cho thấy nhu cầu nhân sự cực kỳ lớn đang và sẽ gia tăng không ngừng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Khoa học máy tính.

Ở Việt Nam, nhu cầu việc làm cho ngành khoa học máy tính là vô cùng lớn, sự phát triển về công nghệ, các công ty nước ngoài thường gửi các dự án sang các nước đang phát triển gia công phần mềm. Tuy nhiên, trình độ các sinh viên khoa học máy tính trong nước khi mới ra trường còn yếu so với khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nếu sinh viên nắm bắt cơ hội học tập tốt nhất trong ngành Khoa học máy tính để rèn giũa trở nên bài bản, có năng lực, cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở và được đánh giá cao, với mức thu nhập có thể nói là “khủng” trong các ngành hiện nay.

2.4. Mức thu nhập khủng

Một trong những lý do chính khiến mọi người chọn nghề khoa học máy tính là vì mức lương khởi điểm tuyệt vời của khoa học máy tính. Nhưng mức lương đó với con số như thế nào?

Theo Payscale.com, mức lương trung bình của khoa học máy tính mà một nhà khoa học máy tính mới bắt đầu vào nghề có thể mong đợi nhận được là khoảng 70.000 đô la. Chia con số này cho 12 (số tháng trong một năm) thì số tiền $5833 mỗi tháng quả thực là tuyệt vời! So với mức thu nhập trung bình ở Hoa Kỳ nói chung (khoảng $3720), ta thấy việc một người chỉ mới hoàn thành việc học của mình và được trả hơn 1,5 lần mức lương trung bình của đất nước là chuyện có vẻ khó tin. Khi đã có ít kinh nghiệm, Glassdoor.com chỉ  ra rằng, những người này kiếm được trung bình 106.446 đô la mỗi năm, khoảng $8870 mỗi tháng. Đối với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực, họ có thể nhận được mức lương lên tới $162000 mỗi năm, tức khoảng $13500 mỗi tháng.

3. Làm thế nào để trở thành kĩ sư vè Khoa học máy tính?

Để trở thành một kỹ sư khoa học máy tính, thông thường học sinh sẽ cần phải có bằng cử nhân về chuyên ngành khoa học máy tính, hệ thống thông tin máy tính, công nghệ phần mềm hoặc các ngành liên quan khác. Ở các nước phát triển, bằng thạc sĩ có thể được ưu tiên hơn. Việc học ngành Khoa học máy tính tại các nước phát triển cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên thị trường tuyển dụng hơn. Các nước đào tạo nhân lực ngành Khoa học máy tính bậc nhất trên thế giới có thể kể đến như Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc,..

Bên cạnh đó, học sinh có thể chọn học trực tuyến qua các khóa đào tạo để trở thành một kỹ thuật viên máy tính hoặc lập trình viên mà không có các bằng cấp chính quy. Cách này tuy dễ dàng hơn để tiếp cận nhưng khó có thể trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng như ở trên giảng đường đại học. 

Để trở thành sinh viên theo học ngành Khoa học máy tính tại các trường Đại học nổi tiếng ở các nước phát triển trên thế giới, các bạn học sinh sẽ được yêu cầu hoàn thành chương trình bậc trung học phổ thông với bằng Khá trở lên, và đảm bảo yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ. Bên cạnh đó, nhiều trường sẽ đòi hỏi các bạn học sinh phải giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là khả năng toán học và tin học. 

Vậy học sinh THPT cần chuẩn bị thế nào để có thể bước chân vào ngành cử nhân máy tính?

Về yêu cầu đầu cho ngành Khoa học máy tính sẽ tùy thuộc vào từng trường Đại học, nhưng nhìn chung các bạn học sinh THPT cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

  • Yêu cầu học vấn: Tốt nghiệp THPT, GPA từ 7.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tốt nghiệp THPT tương đương như bảng sau:
Chương trình Điểm tối thiểu
SACEi – Phổ thông và Dự bị Đại học Úc ATAR 70
A-level AAB
IB 30
ALF – Chương trình chuyển tiếp đại học Anh quốc 70%
  • Yêu cầu ngoại ngữ: IELTS từ 6.5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương như TOEFL iBT 90
  • Yêu cầu về điểm môn Toán tại bậc THPT: môn Toán từ 8.0 trở lên hoặc các thang điểm tương đương như bảng sau:
Chương trình Môn Điểm tối thiểu
SACE  Mathematical Methods  B-
A-level Mathematics / Further Mathematics B
IB Mathematics** SL or HL, or Mathematics: Applications and Interpretations HL, or Mathematics: Analysis and Approaches SL or HL SL 5 hoặc HL 4
ALF Mathematics  60%

 

Ví dụ: Để có thể trở thành cử nhân ngành Khoa học máy tính tại 2 trường Đại học Sydney (Úc) và Đại học Cambridge (Anh), thí sinh cần thỏa mãn những điều kiện đầu vào như sau:

Trường Đại học Sydney – Úc Đại học Cambridge – Anh
Yêu cầu học vấn Một trong các chứng chỉ sau:

ATAR 90

IB 33

Kings ALF: 80-90%

Một trong các chứng chỉ sau:

A-level A*AA

IB 40 – 42

Kings ALF: 80-90%

Yêu cầu ngoại ngữ 6.5 IELTS, không band nào dưới 6.0 6.0 IELTS
Yêu cầu về điểm môn Toán tại bậc THPT Môn Phương pháp toán (Mathematical Methods) đạt số điểm từ B- trở lên Môn Toán (Mathematics) đạt điểm từ A trở lên
Link tham khảo 1.https://bit.ly/35MJSua

2. https://bit.ly/3gVVZvn

1.https://bit.ly/3deKqNp

2.https://bit.ly/3wZ0qLe

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *