Môn Kinh tế (Economics)

Môn Kinh tế học nghiên cứu về cách chúng ta trao đổi các nguồn lực khan hiếm để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của mình và bằng cách đó, chúng ta có được cái nhìn sâu sắc về hành vi con người trong nhiều bối cảnh khác nhau, dù là cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ hay các tổ chức khác nhau.

Một hệ thống kinh tế chiu ảnh hưởng của bối cảnh xã hôi và chính trị, điều này sẽ tác động đến quyết định của các chủ thể trong nền kinh tế.

Thông qua việc học môn Kinh tế, học sinh xem xét các vấn đề cá nhân và xã hội quan trọng nhất bằng các kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề, cùng với đó là việc phát triển khả năng tư duy logic để xem xét vấn đề. Những kĩ năng sống cần thiết này thúc đẩy khả năng cân bằng, xác định những giả thiết nào là quan trọng và xây dựng dựa trên kiến thức hiện có.

Kinh tế học sẽ ảnh hưởng đến cách học sinh thấu hiểu thị trường, phát triển nhận thức và tầm nhìn dài hạn về nền kinh tế cho học sinh.

Trong môn kinh tế, học sinh sẽ khám phá và phân tích nhiều bối cảnh kinh tế thực tế để phát triển, mở rộng và áp dụng các kĩ năng, kiến thức, hiểu biết và năng lực của mình. Học sinh sẽ nhận thức được tư duy kinh tế có thể giúp các em có được hiểu biết sâu sắc về nhiều vấn đề mà xã hội phải đối mặt.

I. NĂNG LỰC 

Những năng lực giúp kết nói việc học của học sinh trong từng môn học và giữa các môn học trong một loạt các ngữ cảnh. SACE định ra 7 năng lực:

1. Năng lực đọc viết 

Trong khoá học này, học sinh phát triển và áp dụng năng lực đọc viết của mình bằng cách:

  • Sử dụng các chiến thuật giao tiếp để thực hiện các dự án và nhiệm vụ yêu cầu sự hợp tác
  • Xây dựng các lập luận hợp lí, và kết luận dựa trên bằng chứng
  • Diễn giải, phân tích và đánh giá thông tin kinh tế
  •  Trở thành những nhà kinh tế có năng lực
  • Sử dụng thuật ngữ chính xác và thích hợp để giải thích các khái niệm kinh tế
  • Truyền đạt thông tin kinh tế bằng nhiều hình thức

2. Năng lực tính toán 

Khoá học Kinh tế giúp học sinh phát triển và áp dụng năng lực tính toán thông qua:

  • Phân tích dữ liệu để tìm ra các xu hướng và mối quan hệ giữa các thành tố
  • Sử dụng các môn hình để minh hoạ các mối quan hệ kinh tế
  • Thu thập và giải thích dữ liệu
  • Phân tích dữ liệu để giải thích hoạt động kinh tế
  • Trình bày dữ liệu bằng các loại biểu đồ và bảng
  • Hiểu và giải thích sự hồi quy tuyền tính bằng bảng và đồ thị
  • Áp dụng các kĩ năng toán học để phân tích dữ liệu kinh tế

3. Năng lực Công nghệ thông tin 

Trong khoá học này, học sinh phát triển và áp dụng năng lực công nghệ thông tin của mình bằng cách:

  • Sử dụng công nghệ kĩ thuật số để tìm và truy cập thông tin kinh tế
  • Sử dụng công nghệ kĩ thuật số để trích xuất, diễn giải và phân tích thông tin kinh tế
  • Sử dụng công nghệ kĩ thuật số để trình bày các phát hiện
  • Sử dụng công nghệ kĩ thuật số đê làm việc nhóm

4. Tư duy phản biện và sáng tạo 

Trong khoá học này, học sinh phát triển và áp dụng khả năng tư duy phản biện và sáng tạo của mình bằng cách:

  • Áp dụng các khái niệm, quy luật và kĩ năng kinh tế trong nhiều bối cảnh khác nhau
  • Áp dụng tư duy kinh tế để xem xét nguyên nhân và kết quả của các quyết định kinh tế
  • Phát triển các kĩ năng năng dự đoán hành vi của các đại diện kinh tế
  • Hiểu được hành vi của người khác ảnh hưởng thế nào đến quá trình ra quyết định kinh tế
  • Phân tích và đánh giá các hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế
  • Giải thích tính hợp lí của các quyết định kinh tế và ảnh hưởng của chúng đối với các bên liên quan
  • Dự đoán các tác động có thể xảy ra của các quyết định kinh tế
  • Tìm hiểu về các mục tiêu kinh tế của một quốc gia và cách để đạt được những mục tiêu này
  • Tìm hiểu về các chính sách mà chính phủ và ngân hàng trung ương sử dụng để để đáp ứng các mục tiêu kinh tế vĩ mô

5. Năng lực cá nhân và xã hội 

Trong kháo học này, học sinh phát triển và áp dụng năng lực cá nhân và xã hội của mình bằng cách:

  • Hiểu rằng các lập luận kinh tế có thể mang lại cái nhìn sâu sắc về nhiều vấn đề mà xã hội phải giải quyết
  • Đánh giá cao cách kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người
  • Nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô để hiểu nguyên nhân của những vấn đề này và ảnh hưởng của chúng đối với các cá nhân
  • Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng cá nhân
  • Dự đoán những ảnh hưởng của quyết định ngày hôm nay đến chất lượng cuộc sống trong tương lai
  • Hiểu được hành vi của người khác ảnh hưởng thế nào đến quá trình ra quyết định của chính mình
  • Xem xét nhu cầu của người tiêu dùng, nhà sản xuất, chính phủ và xã hội bị ảnh hưởng như thế nào bởi thị trường kinh tế
  • Chia sẻ và thảo luận các ý tưởng về các vấn đề, tiến độ và các giải pháp sáng tạo
  • Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác

6. Nhận thức về đạo đức 

Trong khoá học này, học sinh phát triển nhận thức về đạo đức của mình bằng cách:

  • Phát triển sự hiểu biết rằng kết quả thị trường có thể xung đột với kết quả xã hội, môi trường và đạo đức
  • Phát triển thái độ có trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả, có đạo đức và bền vững
  • Ghi nhân và tham khảo ý tưởng của người khác
  • Xem xét hậu quả của các quyết định kinh tế từ quan điểm đạo đức

7. Am hiểu liên văn hoá 

Trong môn học này, các học sinh sẽ nâng tầm và áp dụng khả năng am hiểu liên văn hoá bằng cách:

  • Phát triển hiểu biết về kinh tế trong nhiều bối cảnh xã hội khác nhau
  • Nhận ra rằng việc tiếp xúc qua nhiều góc nhìn khác sẽ trau dồi kiến thức, độ hiểu biết, góc nhìn của chính bản thân học sinh
  • Khám phá mối liên kết giữa cá nhân và những cá nhân khác trong bối cảnh kinh tế ở địa phương và quốc tế

II. YÊU CẦU HỌC TẬP

Yêu cầu học tập bao gồm những kiến thức, kĩ năng và hiểu biết cần thiết mà học sinh được kì vọng sẽ phát triển và thể hiện trong quá trình học môn Kinh tế.

Trong môn học này, học sinh cần phải:

  1. Hiểu được những khái niệm, quy luật và mô hình
  2. Áp dụng những khái niệm, quy luật và mô hình trong 1 loạt các bối cảnh kinh tế khác nhau
  3. Áp dụng các kĩ năng giao tiếp trong các bối cảnh kinh tế
  4. Áp dụng tư duy kinh tế trong việc xây dựng lập luận và tìm giải pháp
  5. Phân tích dữ liệu và thông tin bằng cách sử dụng các khái niệm, quy luật và mô hình đã được học
  6. Phân tích và đánh giá các hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế

Những yêu cầu học tập này tạo cơ sở cho

  • Phạm vi học tập
  • Bằng chứng học tập
  • Tiêu chí thiết kế đánh giá
  • Cấp độ hiểu bải của học sinh so với tiêu chuẩn

1. Mô hình dạy và học 

Những kĩ năng và hiểu biết khái niệm của môn Kinh tế được triển khai trong chủ đề cốt lõi – “Suy nghĩ như một nhà kinh tế” bao gồm:

  • Kĩ năng tìm tòi thông tin kinh tế
  • Phân tích dữ liệu
  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô

Giáo viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh thâu tóm những kĩ năng và hiểu biết những khái niệm này sử dụng các tình huống trên cơ sở của vấn đề từ 2 hoặc nhiều bối cảnh khác nhau.

Học sinh sẽ có những cơ hội để thể hiện khả năng áp dụng những gì đã học trong các bối cảnh khác nhau. Khi thiết kế bài giảng, giáo viên sẽ định trước độ khó của từng bối cảnh.

1.1, Chủ đề trọng tâm: Suy nghĩ như một nhà kinh tế

Học sinh phát triển nhận thức rằng hệ thống kinh tế đều được quan sát dưới các ống kính xã hội và chính trị khác nhau, và những góc nhìn đó trực tiếp ảnh hưởng tới những quyết định từ các bên liên quan.

Học sinh sẽ phát triển tư duy kinh tế qua việc sử dụng những kĩ năng đặt câu hỏi và các khái niệm, quy luật và mô hình kinh tế.

Học sinh áp dụng tư duy kinh tế để phân tích vấn đề của nền kinh tế trong các bối cảnh khác nhau.

Kĩ năng đặt câu hỏi trong kinh tế. 

Học sinh sẽ áp dụng tư duy khám phá, tư duy phản biện khi tiếp cận các bài học trong môn kinh tế. Các em sẽ điều tra bối cảnh và vấn đề kinh tế bằng cách:

  • Ứng dụng các khái niệm kinh tế bao gồm sự khan hiếm, lựa chọn, chi phí cơ hội và nguyên nhân – kết quả của những quyết định kinh tế, trong nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau
  • Ứng dụng những khái niệm, mô hình và thuật ngữ hợp lí trong các bối cảnh kinh tế khác nhau
  • Xác định được những mục tiêu kinh tế cụ thể và đặt được các câu hỏi có liên quan
  • Phân tích tính thông thái của các quyết định kinh tế và tham khảo những hậu quả lường trước hoặc không lường trước của các quyết định kinh tế đó
  • Truyền đạt các lập luận hợp lí và đưa ra những khuyến nghị dựa trên thông tin thu thập được

1.2. Phân tích dữ liệu 

Học sinh làm quen với một loạt những loại dữ liệu định tính và định lượng. Học sinh sẽ sử dụng những dữ liệu đó để thấu hiểu các hoạt động kinh tế và hành vi của các cá nhân, doanh nghiệp, thị trường và chính phủ.

Học sinh phân tích dữ liệu từ những biểu đồ và bảng để phân tích, nhận dạng khuôn mẫu và đề ra giải pháp. Học sinh sẽ tìm hiểu sự khác nhau giữa quan hệ nhân quả và quan hệ tương quan.

Theo cách này, học sinh sẽ học lí thuyết kinh tế học qua việc sử dụng những dữ liệu thực tế. Các em sẽ sử dụng những đồ thị, biểu đồ và bảng để trình bày kết quả một cách hợp lí và đưa ra khuyến nghị dựa vào dữ liệu đã phân tích đó.

Học sinh sẽ hiểu công dụng (nhưng không nhất thiết phải biết cách tính của những đại lượng thống kê như:

  • Trung bình
  • Trung vị
  • Lượng tử
  • Phương sai

Học sinh sẽ được học cách giải nghĩa hồi quy tuyến tính cơ bản trong cách lập mô hình kinh tế (Ghi chú, học sinh sẽ không cần phải tính hệ số xác định Rhoặc phương trình tuyến tính).

1.3. Kinh tế vi mô 

Học sinh làm quen với các cấu trúc của những thị trường kinh tế khác nhau và cách những cấu trúc đó ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất.

Các em sẽ khám phá những đặc tính của:

  • Độc quyền
  • Độc quyền nhóm
  • Cạnh tranh độc quyền
  • Cạnh tranh hoàn hảo

Học sinh sẽ sẽ phân tích cách các cấu trúc thị trường khác nhau có thể thoả mãn nhu cầu của cả bên tiêu dùng và sản xuất, sử dụng những tiêu chí như giá cả, lựa chọn, chất lượng, hiệu quả và công nghệ mới.

Học sinh sẽ học về những ảnh hưởng của thất bại thị trường đối với người tiêu dùng, người sản xuất và hiệu suất, sử dụng khái niệm như thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổn thất tải trọng (tổn thất vô ích). Thất bại thị trường bao gồm:

  • Cung cấp thiếu hàng hoá công cộng
  • Thị trường không cạnh tranh
  • Ngoại hưởng – tích cực và tiêu cực, sự sản xuất và tiêu dùng
  • Thông tin bất đối xứng

Học sinh đánh giá những phương thức có thể sử dụng để giải quyết thất bại thị trường và những hậu quả không đáng có từ thị trường đó.

Học sinh phân tích sự tương tác giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong thị trường, và cách mà nó được biểu thị thông qua mối quan hệ cung – cầu trên sơ đồ. Các em sẽ sử dụng đường cong cung và cầu để phát hiện những thay đổi trên bề mặt cân bằng kinh tế đối với giá cả và số lượng.

Học sinh làm quen với khái niệm độ co giãn của cầu theo giá và độ co giãn của giá theo cung.

Các em cũng dự đoán hành vi định giá từ người sản xuất, sử dụng phương pháp tổng lợi nhuận cùng với độ co giãn của giá theo cung.

Học sinh dùng biểu đồ cung cầu để phân tích và đánh giá những hậu quả lường trước hoặc không lường trước của những sự can thiệp sau từ nhà nước trên thị trường, bao gồm thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổn thất trọng tải:

  • Giá trần
  • Giá sàn
  • Trợ cấp
  • Thuế

Học sinh làm quen với cấu trúc thị trường lưỡng độc quyền qua kiến thức cơ bản về lí thuyết trò chơi. Lí thuyết trò chơi để hiểu cách con người tương tác từ những hành vi, động cơ và nghi ngờ về những người khác và những hành động họ có thể làm. Các em sẽ giải các trò chơi 2×2 đơn giản và khám phá những khái niệm thưởng phạt, ưu đãi và trạng thái cân bằng Nash.

1.4. Kinh tế vĩ mô 

Học sinh làm quen với những mục tiêu và cách đo lường của kinh tế vĩ mô, học cách nêu tên và giải nghĩa các xu hướng của dữ liệu. Những mục tiêu trong kinh tế vĩ mô là:

  • Dự toàn dụng lao động – tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động
  • Ổn định giá cả – phần trăm thay đổi trong tỉ số giá tiêu dùng
  • Phát triển kinh tế – phần trăm thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP)

Học sinh áp dụng hiểu biết về một loạt các yếu tố dẫn đầu, tụt hậu và trùng hợp nhằm phân biệt giai đoạn của chu kì kinh doanh cho một nền kinh tế.

Học sinh sử dụng mô hình lường luân chuyển thu nhập gồm năm lĩnh vực để hiểu về quan hệ giữa các lĩnh vực trong một nền kinh tế. Học sinh phân tích ảnh hưởng của khoản rò rỉ và khoản bơm tiền vào trạng thái cân bằng đối với tầng thu nhập và chỉ tiêu trong một nền kinh tế. Các em sẽ đánh giá tầm quan trọng và ảnh hưởng của số nhân chi tiêu.

Học sinh phân tích nguyên nhân và hậu quả tiềm năng đến từ những thay đổi trong cầu gộp (AD) và cung gộp ngắn hạn và cung cầu dài hạn (SRAS, LRAS) trong mô hình AD – AS. Các em sẽ đánh giasanhr hưởng của những hay đổi này lên các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Học sinh phân tích mô hình AD- AS theo chủ nghĩa tiền tệ (bao gồm cẩ đường cung gộp ngắn và dài hạn) để tìm trạng thái cân bằng trong mô hình đó và suy ra giá cả và mức đầu ra.

Học sinh khám phá các chính sách kiểm soát cung và cầu được các chính phủ và ngân hàng trung ương sử dụng để hoàn thành những mục tiêu kinh tế trong nhiều cấp độ khác nhau của chu kì kinh doanh. Các em sẽ đánh giá những hậu quả lường trước và không lường trước của những chính sách này đối với các mục tiêu kinh tế và chu kì kinh doanh. Học sinh sẽ đánh giá xem chính sách kiểm soát cung và cầu nào là hợp lí nhất để hỗ trợ nền kinh tế.

2. Bối cảnh kinh tế 

Giáo viên sẽ tích hợp các tình huống dựa trên vấn đề từ ít nhất 2 bối cảnh khác nhau để hỗ trợ học sinh học hỏi được kĩ năng và hiểu bài.

Giáo viên sẽ lựa chọn những văn cảnh để sử dụng này dựa trên những quan tâm của học sinh để các em có thể học về kĩ nưng, khái niệm, nguyên lí và mô hình kinh tế theo chủ đề trung tâm (suy nghĩ như một nhà kinh tế học) một cách tự nhiên nhất. Giáo viên tự chọn độ sâu và rộng của văn cảnh trong chương trình dạy.

Những bối cảnh sau sẽ là nền tảng cho giáo viên khi thiết kế tình huống trong giảng dạy:

  • Công ty
  • Quản lý kinh tế vĩ mô
  • Thương mại và toàn cầu hoá
  • Sự giàu có, nghèo khó và bất bình đẳng
  • Môi trường
  • Sức khoẻ
  • Thể thao và giải trí
  • Bối cảnh nhà trường

2.1. Công ty 

Học sinh áp dụng tư duy kinh tế để am hiểu quá trình các công ty sử dụng kinh tế học trong công việc hằng ngày. Học sinh sẽ tìm hiểu cách các công ty lựa chọn được nguồn tài nguyên cho việc sản xuất và phân tích năng suất của lực lượng lao động cũng như cách sử dụng nguồn tài lực. Các em sẽ khám phá các thị trường cho các sản phẩm khác nhau và giá cả cho việc buôn bán trong thị trường trong và ngoài nước.

Học sinh tìm hiểu về thất bại thị trường, bao gồm cách đối phó tiềm năng cho thất bại đó.

Các ví dụ có thể được sử dụng:

  • Khám phá cách thức áp dụng  lý thuyết trò chơi để nghiên cứu hành vi và hành động của người tiêu dùng và người sản xuất
  • Khám phá cách các chính phủ có thể khuyến khích các công ty đổi mới và phân tích ảnh hưởng của các ngoại hưởng
  • Tìm hiểu cách các công ty tác động đến hành vi tiêu dùng để tối đa hóa doanh thu
  • Đánh giá những cách đối phó với kết quả không đáng có từ thị trường

2.2. Quản lí kinh tế vĩ mô 

Học sinh phân tích và đánh giá ảnh hưởng của những chính sách tài khóa và tiền tệ khác nhau và đề ra những thay đổi trong chính sách đó. Các em sẽ phân tích những hậu quả lường trước và không lường trước của những thay đổi chính sách đó và đánh giá chúng trên mặt mục tiêu kinh tế vĩ mô. 

Ví dụ của những bối cảnh tiềm năng:

  • Khám phá những chính sách nhà nước có thể triển khai thực hiện để hỗ trợ tình trạng kinh tế thực tại
  • Phân tích ảnh hưởng của một quyết định chính sách khi mà nền kinh tế đang ở trong một giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh
  • Đánh giá hiệu quả của những chính sách tài khóa và tiền tệ hiện tại so với mục tiêu kinh tế vĩ mô
  • Đánh giá ảnh hưởng từ cân bằng đối ngoại đối với nền kinh tế

2.3. Thương mại và sự toàn cầu hoá 

Học sinh làm quen với thương mại và sự toàn cầu hoá. Các em áp dụng tư duy kinh tế để phân tích những ưu điểm và nhược điểm của thương mại tự do, ảnh hưởng của ngoại hưởng và ảnh hưởng của thương mại và toàn cầu hoá đối với người tiêu dùng, người sản xuất, nền kinh tế và xã hội.

Ví dụ của các văn cảnh tiềm năng:

  • Phân tích các thay đổi trên xu hướng, cấu tạo, và giá trị thương mại của một quốc gia trong bối cảnh  toàn cầu hoá
  • Sử dụng thuyết lợi thế tuyệt đối và thuyết lợi thế so sánh để tìm ra các mặt hàng xuất khẩu phù hợp cho một quốc gia
  • Phân tích những đóng góp của các chính sách thương mại tự do đối với sự phát triển của một nền kinh tế

2.4. Sự giàu có, sự nghèo khó và bất bình đẳng 

Học sinh áp dụng tư duy kinh tế để khám phá cách đo lường sự giàu có, sự nghèo khó, và bất bình đẳng, và cách cách cá nhân, tổ chức và chính phủ có thể triển khai giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

Học sinh phân tích ảnh hưởng của sự giàu có, sự nghèo có tương đối và tuyệt đối và bất bình đẳng đối với cấu trúc kinh tế – xã hội. Các em sẽ khám phá các phương pháp để hỗ trợ phát triển kinh tế và con người.

Ví dụ của các bối cảnh tiềm năng:

  • Phân tích lý do vì sao sự phát triển có nhiều mặt và cần phải được đánh giá qua một loạt những yếu tố cụ thể và tổng quan, bao gồm cả mặt kinh tế và xã hội
  • Khám phá những nguyên nhân cho bất bình đẳng và sự phân phối thu nhập và của cải  trong một đất nước
  • Đánh giá chi phí và lợi ích nếu chọn con đường phân phối lại thu nhập và của cải của một đất nước
  • Đánh giá những thông tin từ bản báo cáo cập nhật về nghèo đói của một quốc gia so với bản báo cáo từ chương trình Phát triển Con người Liên Hợp Quốc.
  • Đánh giá tầm quan trọng của mức độ nghèo đói không chỉ đối với những người trong bộ phận nghèo đói nhất mà là cả xã hội nói chung

2.5. Môi trường 

Học sinh áp dụng tư duy kinh tế để tìm hiểu mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế và môi trường. Các em sẽ phân tích ảnh hưởng của những quyết định kinh tế đối với môi trường, phân tích sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và phát triển môi trường bền vững, đánh giá các chiến lược đối phó với các vấn đề môi trường.

Ví dụ của các bối cảnh tiềm năng:

  • Khám phá tầm quan trọng của tài nguyên và ảnh hưởng tới kinh tế từ các thảm hoạ môi trường
  • Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các hoạt động kinh tế đối với môi trường
  • Phân tích mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế vĩ mô và môi trường bền vững
  • Xác định khả năng thoả thuận giữa phát triển kinh tế vĩ mô và môi trường bền vững

2.6. Sức khoẻ

Học sinh làm quen với kinh tế sức khoẻ. Các em tìm hiểu cách phân phối tài nguyên trong ngành sức khỏe, phân tích các yếu tố đằng sau các quyết định kinh tế về sức khỏe, và làm quen với cách các giá cả và lợi ích được đánh giá trong quá trình quyết định. Học sinh áp dụng tư duy kinh tế để khám phá các vấn đề về thất bại thị trường trong kinh tế sức khoẻ và các giải pháp tiềm năng cho thất bại thị trường trong ngành sức khỏe.

Ví dụ về các ngữ cảnh tiềm năng:

  • Khám phá các mô hình ra quyết định được sử dụng một cách hợp lý trong ngành sức khỏe
  • Phân tích các ảnh hưởng kinh tế lâu dài của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản toàn dân 
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu trong thị trường chăm sóc sức khỏe

2.7. Thể thao và giải trí 

Học sinh làm quen với mối quan hệ giữa kinh tế học và thể thao và/hoặc ngành giải trí.

Học sinh áp dụng suy nghĩ kinh tế để tìm hiểu cách hoạt động của ngành thể thao và/hoặc giải trí. Các em sẽ cân nhắc các thị trường nội và ngoại quốc cho: cầu thủ hoặc người biểu diễn, tài trợ, khán giả, thất bại thị trường, và những hậu quả lường trước và không lường trước trong ngoại hưởng.

Ví dụ về các ngữ cảnh tiềm năng:

  • Đánh giá độ cần thiết của mức lương trần cho các đội thể thao
  • Đánh giá các chiến lược khác nhau khi định giá vé
  • Tìm hiểu cách sử dụng các nguyên liệu kinh tế trong thể thao hoặc giải trí
  • Phân tích ảnh hưởng kinh tế trong việc tổ chức một sự kiện thể thao, giải trí, hoặc văn hoá lớn

2.8. Bối cảnh được phát triển trong trường học 

Giáo viên có thể hợp tác cùng học sinh để thiết kế một ngữ cảnh nơi học sinh có cơ hội áp dụng các khái niệm, nguyên lý, mô hình, và kỹ năng kinh tế.

Ví dụ của các ngữ cảnh tiềm năng, nhưng không giới hạn bao gồm:

  • Giáo dục
  • Phát triển nhà cửa và thành thị 
  • Cấu trúc thị trường bản địa
  • Kinh tế quốc tế
  • Thị trường chứng khoán và tài chính
  • Nền kinh tế nền tảng
  • Phát triển kinh tế

III. BẰNG CHỨNG HỌC TẬP 

Tất cả các môn học Giai đoạn 2 đều có thành phần đánh giá từ trường học và đánh giá từ bên ngoài.

Các kiểu đánh giá sau sẽ cho phép học sinh trình bày khả năng học tập trong môn Kinh tế Giai đoạn 2

Đánh giá từ nhà trường (70%)

  • Đánh giá loại 1: hồ sơ (40%)
  • Đánh giá loại 2: dự án kinh tế (30%)

Bài thi (30%)

  • Đánh giá loại 3: bài kiểm tra (30%)

Học sinh cung cấp bằng chứng học tập qua năm tới sáu bài đánh giá khác nhau, bao gồm thành phần đánh giá từ bên ngoài. Học sinh sẽ hoàn thành:

  • 3 HOẶC 4 bài hồ sơ
  • 1 dự án kinh tế
  • 1 bài kiểm tra

1. Tiêu chí thiết kế đánh giá 

Bài đánh giá được thiết kế dựa trên những yêu cầu học tập và được dùng bởi:

  • giáo viên khi nêu rõ cho học sinh những gì cần phải học
  • Giáo viên và người đánh giá khi tạo cơ hội cho học sinh cung cấp bằng chứng học tập nhắm tới thành tích cao nhất

Tiêu chí thiết kế bài đánh giá bao gồm những chỉ định:

  • học sinh nên thể hiện khả năng trong lúc học
  • giáo viên và người đánh giá tìm bằng chứng rằng học sinh đã đạt được những yêu cầu học tập

Cho môn học này tiêu chí thiết kế bài đánh giá là:

  • Độ hiểu bài
  • Áp dụng
  • Phân tích và đánh giá

Những đặc điểm của các tiêu chí này được giải thích bên dưới.

Tổng thể bộ bài đánh giá phải cho học sinh cơ hội để chứng minh từng tiêu chí một qua việc hoàn thành các bài học trong môn.

1.1. Hiểu bài: Hiểu được các khái niệm, nguyên lí và mô hình kinh tế

1.2. Áp dụng: 

A1 – áp dụng các khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế trong một loạt các bối cảnh.

A2 – áp dụng kỹ năng giao tiếp trong các bối cảnh kinh tế

A3 – áp dụng suy nghĩ kinh tế để tạo các luận điểm và đề ra thay đổi

1.3. Phân tích và đánh giá 

Tiêu chí cụ thể như sau:

AE1 – Sử dụng các khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế để phân tích một loạt các dữ liệu và các loại thông tin khác 

AE2 – phân tích và đánh giá các hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế

2. Đánh giá từ nhà trường 

Thành phần đánh giá từ nhà trường cho môn Kinh tế Giai đoạn 2 gồm có hai loại đánh giá:

  • Loại đánh giá 1: Hồ sơ
  • Loại đánh giá 2: Dự án kinh tế

2.1. Hồ sơ (40%)

Học sinh làm ba đến bốn bài tập trong phần hồ sơ.

Hồ sơ nên bao gồm một chương trình bài tập được thiết kế cân bằng nhằm đánh giá kỹ năng và độ hiểu phần bài cốt lõi được học qua nhiều bối cảnh khác nhau.

Học sinh nên thể hiện  khả năng chuyển tiếp giữa các khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế đã học trong một loạt các bối cảnh. Các em sẽ áp dụng tư duy kinh tế để trình bày khả năng điều tra kinh tế. Các em sử dụng kỹ năng hỏi đáp cùng với phân tích dữ liệu để diễn giải và phân tích chứng cứ.

Ít nhất một bài tập trong hồ sơ có thể là một bài tập nhóm. Mặc dù sự hợp tác luôn được khuyến khích vì những ưu điểm nó mang lại cho môi trường học, học sinh sẽ chỉ được đánh giá dựa theo phần đóng góp  cá nhân. Ví dụ, các học sinh có thể làm việc trong nhóm để nghiên cứu dự án cho một chủ đề nhưng mỗi em sẽ tự chuẩn bị và nộp một bản báo cáo riêng để đánh giá.

Các chứng cứ cần phải được trình bày có thể gồm có, nhưng không giới hạn:

  • 1 bài luận, blog, hoặc bài báo cáo phân tích
  • 1 bài thuyết trình đa phương thức
  • 1 bài phỏng vấn hoặc Viva
  • Các phản hồi ngắn hoặc dài
  • Các đoạn văn hoặc biểu đồ có chú thích

Mỗi hồ sơ sẽ có quy định về giới hạn từ. Tổng số từ cho ba hoặc bốn bài tập cộng lại  không nên vượt quá 4000 từ nếu là dạng viết, hoặc cũng như vậy với dạng nói hoặc đa phương thức, tức là 6 phút tương đương với 1000 từ.

Cho loại bài đánh giá này, học sinh sẽ cung cấp bằng chứng học tập theo những tiêu chí thiết kế bài đánh giá sau:

  • Độ hiểu bài
  • Áp dụng
  • Phân tích và đánh giá

2.2. Dự án kinh tế (30%)

Mỗi học sinh sẽ làm một dự án kinh tế cá nhân.

Học sinh sẽ trình bày một phân tích chuyên sâu về một câu hỏi hoặc vấn đề kinh tế. Học sinh sẽ thu thập dữ liệu định tính và định lượng liên quan tới câu hỏi hoặc vấn đề được chọn, và phân tích chúng bằng cách sử dụng các khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế có liên quan. Thông tin có thể được thu thập từ một loạt các nguồn đa dạng như số liệu, biểu đồ, báo chí, báo cáo, bài nghiên cứu, phim ảnh, hoạt hình, và báo điện tử. Học sinh đưa ra những khuyến nghị được lập luận chặt chẽ cho những bên liên quan và giải thích lý do cho những quyết định của họ.

Học sinh có thể trình bày chứng cứ theo dạng viết, nói hoặc đa phương thức. Bằng bất cứ phương thức nào, dự án kinh tế nên cho phép học sinh:

  • Áp dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế
  • Phân tích một loạt các dữ liệu và các loại thông tin khác bằng cách sử dụng những khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế
  • Phân tích và đánh giá các hậu quả lường trước hoặc không lường trước của những quyết định kinh tế
  • Truyền đạt luận điểm chặt chẽ và dùng thuật ngữ phù hợp để đưa ra các khuyến nghị dựa trên chứng cứ

Đối với loại đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của mình dựa vào các tiêu chí thiết kế đánh giá sau:

  • Ứng dụng
  • Phân tích và đánh giá.

. 3. Bài thi (30%) 

Học sinh làm một bài kiểm tra viết dài 130 phút.

Trong bài kiểm tra, học sinh áp dụng tư duy kinh tế để phân tích và ứng phó với  một hoặc nhiều bối cảnh kinh tế. 

Học sinh trình bày suy nghĩ kinh tế bằng cách áp dụng kỹ năng điều tra, kiến thức và sự am hiểu về các khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế trong việc phân tích và giải đáp các bối cảnh kinh tế.

Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi mở, phản ứng với kích thích, và câu hỏi trả lời dài. Bài sẽ yêu cầu toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, và am hiểu qua tư duy kinh tế từ chủ đề trung tâm:

  • Kĩ năng điều tra kinh tế
  • Phân tích dữ liệu
  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô

 Cho bài đánh giá này, học sinh cần phải chứng minh học lực qua những tiêu chí được thiết kế để đánh giá sau:

  • hiểu bài – U1
  • áp dụng – A1, A2, A3
  • phân tích và đánh giá – AE1, AE2

4. Tiêu chuẩn thể hiện 

Tiêu chuẩn thể hiện tương đương với năm cấp độ thành tích từ A đến E.

Từng cấp độ thành tích thể hiện kiến thức, kỹ năng, và sự hiểu bài mà các giáo viên và người đánh giá sử dụng để quyết định khả năng chuẩn bị bài của học sinh theo những bằng chứng được cung cấp.

Trong quá trình dạy và học, giáo viên đưa phản hồi cho học sinh về học lực qua các tiêu chuẩn thể hiện.

Tại bước hoàn thành bất cứ loại bài đánh giá nào, giáo viên sẽ quyết định chất lượng học tập của học sinh bằng cách:

  • Sử dụng tiêu chuẩn thể hiện
  • Xác định một điểm giữa A+ và E- cho loại đánh giá
Hiểu bài Áp dụng  Phân tích
A Hiểu sâu và rộng về khái niệm, nguyên lí và mô hình kinh tế – Áp dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế có hiệu quả cao trong nhiều bối cảnh.

– Áp dụng các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả cao trong nhiều bối cảnh kinh tế.

– Áp dụng có hiệu quả suy nghĩ kinh tế để xây dựng tranh luận có lý luận và đưa ra đề nghị thông thái.

Phân tích sắc sảo một loạt các dữ liệu và thông tin khác sử dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế.

Phân tích và đánh giá toàn diện các hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế.

B Hiểu tốt về khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế. – Áp dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế thường có hiệu quả cao trong nhiều bối cảnh.

– Áp dụng các kỹ năng giao tiếp hầu như có hiệu quả tốt trong nhiều bối cảnh kinh tế.

– Áp dụng suy nghĩ kinh tế để xây dựng tranh luận thường có lý luận và đề ra đề nghị có lý.

– Phân tích tốt một loạt các dữ liệu và thông tin khác sử dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế.

– Phân tích và đánh giá tốt các hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế.

C Hiểu đầy đủ về khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế. – Áp dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế thường có hiệu quả ổn trong nhiều bối cảnh.

– Áp dụng các kỹ năng giao tiếp thường có hiệu quả ổn trong nhiều bối cảnh kinh tế.

– Áp dụng suy nghĩ kinh tế để xây dựng tranh luận tạm có lý luận và đề ra đề nghị có lý.

– Phân tích ổn một loạt các dữ liệu và thông tin khác sử dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế.

– Phân tích và đánh giá ổn những  hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế.

D Hiểu cơ bản về khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế. – Áp dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế thường có hiệu quả cơ bản trong nhiều bối cảnh.

– Áp dụng các kỹ năng giao tiếp thường có hiệu quả cơ bản trong nhiều bối cảnh kinh tế.

– Áp dụng suy nghĩ kinh tế cơ bản để xây dựng tranh luận thường có lý luận và đề ra đề nghị có lý.

– Phân tích cơ bản một loạt các dữ liệu và thông tin khác sử dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế.

– Phân tích và đánh giá được một vài những hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế.

E Hiểu sơ sài về khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế. – Có cố gắng áp dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế trong nhiều bối cảnh.

– Có cố gắng áp dụng các kỹ năng giao tiếp trong nhiều bối cảnh kinh tế.

– Có cố gắng áp dụng suy nghĩ kinh tế để xây dựng tranh luận và đưa  ra kiến nghị.

 

– Có cố gắng phân tích một loạt các dữ liệu và thông tin khác sử dụng khái niệm, nguyên lý, và mô hình kinh tế.

– Có cố gắng phân tích và đánh giá các hậu quả lường trước và không lường trước của các quyết định kinh tế.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *