Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the flatsome domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/sac64588/domains/sace.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the flatsome domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/sac64588/domains/sace.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/sac64588/domains/sace.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Môn Tiếng Anh (EAL) - Sace College Vietnam

Môn Tiếng Anh (EAL)

1. MÔ TẢ KHÓA HỌC

Môn Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung (EAL) được thiết kế cho những học sinh học Tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ hai hoặc một ngôn ngữ bổ sung hay thổ ngữ. Khóa học này giúp học sinh trải nghiệm sự khác biệt giữa tiếng Anh và ngôn ngữ khác.

2. NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN 

Năng lực gắn kết học sinh với các kiến thức đang học trong và ngoài khóa học trong những ngữ cảnh khác nhau. Bao gồm những kiến thức cần thiết và các kĩ năng giúp con người hành động một cách hiệu quả và thành công.

SACE trang bị cho học sinh 7 năng lực sau:

  • Ngôn ngữ
  • Toán học
  • Công nghệ truyền thông và thông tin
  • Tư duy phản biện và sáng tạo
  • Năng lực hành vi và xã hội
  • Nhận thức về đạo đức
  • Hiểu biết về liên văn hóa

2.1. Ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ rất quan trọng và cần thiết trong sự phát triển của các kĩ năng khác và những chiến lược cần để bày tỏ, thông dịch và giao tiếp những thông tin và ý tưởng phức tạp. Trong “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung”, các kĩ năng đọc viết được phát triển kết hợp với ngôn ngữ thông qua sự thấu hiểu và sáng tạo, từ đó tạo nên những văn bản viết, nói, trực quan, đa phương thức và sử dụng ngôn ngữ cho những mục đích khác nhau trong một loạt những bối cảnh xã hội và văn hóa như trong học tập, công việc và cộng đồng. Trong “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung”, học sinh áp dụng, mở rộng và lựa chọn các kĩ năng đọc viết và tập luyện bằng cách tìm hiểu về sự hữu ích và tác động của tiếng Anh trong các văn bản và bối cảnh. “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” phát triển tư duy về các khía cạnh văn hóa và xã hội học của ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ của kinh doanh và doanh nghiệp, các vấn đề xã hội và giao tiếp toàn cầu.

2.2. Toán học

Học sinh phát triển kĩ năng Toán học trong “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” khi họ luyện tập và ứng dụng các kĩ năng thông dịch và phân tích, so sánh và phản biện, tạo ra những kết nối, đặt ra và chứng minh các tranh luận, đưa ra suy luận, và giải quyết vấn đề. Học sinh suy ra kết luận từ thông tin thống kê, dữ liệu minh họa trên mạng, sử dụng dữ liệu định lượng như bằng chứng trong những văn bản thuyết phục và đánh giá việc sử dụng số liệu thống kê qua các phương tiện truyền thông, kinh doanh và những báo cáo khác.

2.3. Công nghệ Thông tin và Liên lạc

“Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung”chú trọng phát triển khả năng công nghệ thông tin và liên lạc của học sinh thông qua việc sử dụng những văn bản kỹ thuật số đa phương tiện như giao tiếp qua mạng xã hội trong bối cảnh giao tiếp cá nhân và chuyên nghiệp; cũng như trong việc hiểu và tạo nên những văn bản đa phương thức. Học sinh dùng công nghệ kỹ thuật số khi truy cập, quản lí, sử dụng thông tin và khi tạo nên những văn bản của riêng mình. Học sinh phát triển các kĩ năng khi đọc, xem và phản hồi những văn bản đa phương tiện, tạo nên những văn bản sử dụng với chế độ và phương tiện khác nhau để luyện tập và củng cố kĩ năng tiếng Anh của mình. Khả năng giao tiếp toàn cầu của học sinh được nâng cao qua việc sử dụng các kĩ năng đọc viết bằng các thiết bị điện tử và lịch sự phù hợp với bối cảnh và nhu cầu.

2.4. Tư duy phản biện và sáng tạo

Khóa học đề cao sự phát triển tư duy phê phán và sáng tạo của học sinh.Học sinh phân tích và đánh giá các ý kiến và khía cạnh được trình bày trong các văn bản.Họ nhận thấy và phát triển lập luận, sử dụng dẫn chứng và đưa ra những kết luận được lý luận khi suy nghĩ và tạo ra các văn bản. Học sinh ứng dụng lối suy nghĩ phê phán khi họ sử dụng vốn hiểu biết của mình về ngôn ngữ để phân tích mục đích, độc giả, bối cảnh và các tính năng ngôn ngữ của một loạt các văn bản. Họ nhận ra những cách sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu những cá nhân và những nhóm xã hội hay văn hóa.Học sinh thử nghiệm với cấu trúc văn bản và tính năng ngôn ngữ khi họ biến đổi và thích ứng các văn bản với những mục đích, đối tượng giao tiếp và bối cảnh khác nhau. Tư duy sáng tạo cho phép học sinh áp dụng những chiến lược giàu trí tưởng tượng và sáng tạo để sáng tạo ra những văn bản của chính mình.

2.5. Năng lực Hành vi và Xã hội

Học sinh nâng cao ý thức riêng của mình, nhận thức được vai trò và vị trí của mình trong cộng đồng qua sự phát triển của các kĩ năng ngôn ngữ. Họ phát triển khả năng cá nhân và xã hội trong khóa học này bằng cách mở rộng các kĩ năng giao tiếp của mình, làm việc nhóm, và hiểu biết về các cơ chế ngôn ngữ bằng lời và không lời của tương tác.

Nghiên cứu về “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” giúp học sinh hiểu về những trải nghiệm cá nhân và xã hội khác nhau, quan điểm và các thử thách. Học sinh nhận dạng và bày tỏ ý kiến riêng của mình, ý tưởng và phản ứng qua việc tiếp xúc với một loạt các văn bản và trong nhiều tình huống xã hội khác nhau bằng cách làm việc và nghiên cứu một cách độc lập và hợp tác. “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” hỗ trợ học sinh trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cần thiết cho các cuộc hội thoại, nghiên cứu, trình bày và cách biểu hiện quan điểm và tranh luận. Học sinh hình thành sự thông cảm và sự đánh giá thích hợp với quan điểm của người khác.

2.6. Nhận thức về Đạo đức

Khi học cách giao tiếp, học sinh cân nhắc các hành vi đạo đức. Học sinh học cách công nhận và trân trọng sự khác biệt trong sự tương tác của mình với những người khác và học cách hình thành và phát triển sự tôn trọng cho những cách khác biệt để nhìn nhận thế giới.Qua việc làm việc với một loạt các văn bản, học sinh chất vấn sự khái quát và các định kiến. “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” cung cấp cho học sinh với những cơ hội để ngẫm lại về hành vi đạo đức của riêng mình.

Nhận thức về đạo đức được khám phá trong “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” qua sự chọn lọc văn bản để học, ví dụ như khi học sinh tham gia vào những tình huống đạo đức khó xử được đề ra, và cân nhắc các lý do cho các hành động và hàm ý của những quyết định. Họ xem xét và chất vấn những thông tin, ý tưởng và quan điểm trong các văn bản, so sánh chúng với sự hiểu biết và kiến thức của riêng mình.Học sinh hình thành và phát triển sự thông cảm với những quyền và ý kiến của những người khác bằng việc tương tác với và tra hỏi một loạt văn bản về những tình huống xã hội khác nhau. “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” giúp đỡ học sinh phát triển các kĩ năng hình dung và tiên đoán các hậu quả của những hành vi nhất định và khám phá về quyền và trách nhiệm. Họ phát triển các chiến lược nghiên cứu đạo đức và các cách thức nghiên cứu.

2.7. Hiểu biết về Liên Văn Hóa

“Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” hình thành và phát triển kiến thức liên văn hóa bao gồm hiểu biết về sự đa dạng và khác biệt, sự cởi mở với những quan điểm khác nhau và những trải nghiệm mà theo thứ tự như sau: phát triển sự quan tâm về những vấn đề trên thế giới, tôn trọng quyền của người khác, và sự hiểu biết về công dân toàn cầu.

Qua việc nghiên cứu những văn bản trong quá khứ và hiện tại, và văn bản từ những nền văn hóa đa dạng, học sinh tìm hiểu và phân tích những liên kết này. Học sinh hiểu và có thể bày tỏ sự phụ thuộc lẫn nhau của ngôn ngữ, văn hóa, nhận dạng và biết cách trân trọng và thông cảm với những quan điểm xã hội và giá trị của những người khác. Học sinh học cách mà các khái niệm văn hóa, niềm tin, phong tục, và quan điểm được diễn tả lại trong một loạt các hình thức văn bản và cho những mục đích và đối tượng giao tiếp đa dạng. Học sinh biết rõ rằng tiếng Anh được sử dụng theo các cách khác nhau trong những nền văn hóa và các quốc gia khác nhau. Hiểu biết về liên văn hóa được nâng cao qua việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp liên văn hóa và một sự hiểu biết về phép lịch sự quốc tế.

Phạm vi văn hóa

Các yêu cầu học tập tóm lại kiến thức, kĩ năng và sự hiểu biết mà học sinh được mong đợi sẽ phát triển và thể hiện qua việc học trong Giai đoạn 2 “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung”.

Mục tiêu của khóa học là giúp học sinh:

  1. Hiểu và phân tích ngôn ngữ cùng các đặc tính của phong cách ngôn ngữ được sử dụng để đạt được những mục đích khác nhau.
  2. Thông hiểu và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hoá được đưa ra trong các văn bản.
  3. Phân tích và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hoá trong văn bản.
  4. Phản hồi thông tin, ý tưởng và ý kiến, sử dụng kĩ năng giao tiếp một cách bền vững, thuyết phục và hiệu quả.
  5. Tạo các văn bản mở rộng ở dạng nói hoặc viết và văn bản đa phương tiện phù hợp với những mục đích, đối tượng giao tiếp và bối cảnh khác nhau.

3. NỘI DUNG

“Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” là một môn học gồm 20 tín chỉ.

Môn học này tập trung vào sự hình thành và phát triển khả năng sử dụng các kĩ năng và chiến lược trong giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ và phân tích văn bản cũng như sáng tạo văn bản.

Qua việc nghiên cứu các loại văn bản như nói, viết và đa phương thức, gồm cả văn bản thông tin và văn bản văn học, học sinh hình thành một sự hiểu biết về cấu trúc văn bản và tính năng ngôn ngữ. Văn bản có thể bao gồm: một bài báo, một câu truyện ngắn, các file dạng âm thanh (podcast), một trích đoạn từ văn xuôi, hay một cảnh phim. Học sinh tìm hiểu mối liên kết giữa cấu trúc, tính năng và mục đích, độc giả và bối cảnh của văn bản.Thông tin, ý tưởng và ý kiến trong văn bản đều được nhận định và nhận xét.Các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản cũng đều được phân tích và nhận xét.

Học sinh hình thành sự tự tin trong việc tạo nên những văn bản cho những mục đích khác nhau trong cả văn bản thực tế và tưởng tượng. Học sinh mở rộng vốn hiểu biết về những khía cạnh văn hóa xã hội và xã hội học của Tiếng Anh, thông qua việc nghiên cứu văn bản và ngôn ngữ.Họ phát triển các kĩ năng cho nghiên cứu và học tập.

Môn học này tập trung vào những kĩ năng và chiến lược sau.

3.1. Các kĩ năng và chiến lược giao tiếp

Học sinh hiểu và phân tích các ngôn ngữ và các tính năng văn thể được dùng để đạt được các mục đích khác nhau như:

  • Hình thành các kĩ năng giao tiếp bằng lời nói qua việc tham gia vào và quản lý các cuộc tranh luận hợp tác và thuyết trình một loạt các văn bản, bao gồm cả bối cảnh học tập.
  • Sử dụng chủ âm, cường độ, tốc độ và ngữ điệu phù hợp cho những hiệu ứng nhất định.
  • Sử dụng một loạt những ngôn ngữ không lời để bổ sung và nâng cao ý nghĩa.
  • Hiểu và sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật và/hoặc bối cảnh cụ thể khác.
  • Hình thành cách sử dụng các kiến thức văn hóa, thành ngữ và tục ngữ.
  • Hình thành các kĩ năng giao tiếp bằng văn bản thông qua việc tạo nên các văn bản cho những mục đích và độc giả khác nhau.
  • Hình thành các kĩ năng để đưa ra những lựa chọn văn thể qua việc kiểm soát ngữ pháp và vốn từ.

3.2. Các kĩ năng và chiến lược hiểu biết

Học sinh hiểu rõ và nhận xét thông tin, ý tưởng và các ý kiến được đề xuất trong văn bản như:

  • Nhận thức được và nhận xét thông tin, ý kiến và ý tưởng trong một loạt các văn bản có độ khó được nâng lên dần.
  • Phân biệt giữa các sự kiệnvà ý kiến cũng như nhận xét chúng.
  • So sánh và đối chiếu các mục đích khác nhau, dạng và phương tiện của văn bản.
  • Suy nghĩ và đánh giá việc chọn lọc ngôn ngữ và các thiết bị hùng biện được thiết kế để tạo ảnh hưởng cho sự thuyết minh cá nhân và thuyết minh của người khác.
  • Tích hợp thông tin và ý tưởng từ các văn bản.

3.3. Các kĩ năng và chiến lược phân tích ngôn ngữ và văn bản 

Học sinh phân tích và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản như:

  • Đánh giá cách các tính năng ngôn ngữ và quy ước được sử dụng để ảnh hưởng hay thuyết phục đối tượng giao tiếp.
  • Đánh giá cách văn bản trình bày các quan điểm khác nhau về thông tin, ý tưởng và ý kiến.
  • Cân nhắc cách các khái niệm như kiến thức hay thẩm quyền được truyền đạt qua sự chọn lọc ngôn ngữ.
  • Phân tích cách sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Anh và sự chọn lọc trình diện truyền đạt ý nghĩa trong những nền văn hóa khác nhau.
  • Xem xét cách sử dụng các cấu trúc văn bản và tính năng ngôn ngữ để đạt được những mục đích nhất định.
  • Đánh giá sự liên quan và thành kiến của các dẫn chứng và giả thuyết trong văn bản.
  • Suy nghĩ về các giá trị cá nhân và văn hóa, thái độ và tín ngưỡng.

3.4. Các kĩ năng và chiến lược thiết lập văn bản

Học sinh đáp ứng thông tin, ý kiến và ý tưởng; sử dụng cách giao tiếp thuyết phục và hiệu quả. Họ tạo ra những văn bản bằng lời/viết được nâng cao và văn bản đa phương thức phù hợp với những mục đích, khán giả và bối cảnh khác nhau như:

  • Thiết lập một loạt các dạng văn bản, sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, đa phương thức và được in ấn dựa trên công nghệ, đặc biệt những cái phù hợp vớicông việc học tập.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh.
  • Lựa chọn liên quan đến tính văn thể và ngữ pháp để được hiệu ứng thích hợp.
  • Sử dụng những cụm từ cụ thể về văn hóa, thành ngữ và ý tưởng.
  • Chọn lọc các tính năng ngôn ngữ và cấu trúc văn bản phù hợp với mục đích và độc giả.
  • Sử dụng một loạt các nguồn nghiên cứu và các phương pháp tham khảo phù hợp.
  • Lên kế hoạch, chỉnh sửa và chọn lọc các văn bản.

4. ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU

4.1. Đánh giá

Các khoá học Giai đoạn 2 đều có phần đánh giá quá trình học ở trường và phần thi.

Đánh giá quá trình học ở trường (70%)

  • Đánh giá 1: Nghiên cứu kĩ năng đọc viết học thuật (30%)
  • Đánh giá 2: Phản hồi với văn bản (40%)

Đánh giá 3: Bài thi (30%)

Học sinh cung cấp bằng chứng việc học của họ thông qua bảy đánh giá, bao gồm phần đánh giá ngoài. Học sinh hoàn thành:

  • Hai bài làm cho nghiên cứu về kỹ năng đọc viết học thuật (một bằng miệng và một bài viết).
  • Bốn bài làm cho phần đáp ứng văn bản (ít nhất một bằng miệng và một bài viết).
  • Một bài kiểm tra.

4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá được dựa trên những yêu cầu học và được sử dụng bởi:

  • Giáo viên để làm rõ cho học sinh biết điều mình cần phải học.
  • Giáo viên và người đánh giá để tạo cơ hội cho học sinh cung cấp bằng chứng việc học của mình ở thành tích cao nhất có thể.

Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm những đặc tính cụ thể mà:

  • Học sinh nên chứng minh trong việc học của mình
  • Giáo viên và người đánh giá tìm bằng chứng rằng học sinh đã đáp ứng đủ yêu cầu về việc học.

Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm :

  • Giao tiếp
  • Nhận thức
  • Phân tích
  • Ứng dụng

Những đặc tính cụ thể của những tiêu chuẩn này được miêu tả bên dưới.

Toàn thể phần đánh giá phải cho học sinh cơ hội để chứng minh từng đặc tính cụ thể để hoàn thành việc học khóa học này.

a, Giao tiếp

Bao gồm những đặc tính cụ thể như sau:

Giao Tiếp 1: Sự rành mạch và liên kết trong giao tiếp văn bản viết và nói, sử dụng vốn từ vựng phù hợp.

Giao Tiếp 2: Sự kiểm soát ngữ pháp và phức tạp.

b, Nhận thức

Bao gồm các đặc tính cụ thể như sau:

Nhận Thức 1: Sự nhận thức và đánh giá thông tin, ý tưởng, ý kiến trong văn bản.

Nhân Thức 2: Sự nhận thức các cách mà văn bản được thiết lập cho các mục đích, đối tượng giao tiếp và bối cảnh.

c, Phân tích

Bao gồm các đặc tính cụ thể như sau:

Phân Tích 1: Sự phân tích và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản.

Phân Tích 2: Sự phân tích liên kết giữa mục đích, công ước và các đặc tính ngôn ngữ của văn bản.

d, Ứng dụng

Bao gồm các đặc tính cụ thể như sau:

Ứng Dụng 1: Sự ứng dụng các đặc tính ngôn ngữ và công ước để thiết lập các văn bản dùng cho nhiều mục đích, đối tượng giao tiếp và bối cảnh khác nhau.

Ứng Dụng 2: Sự chọn lọc và sử dụng các bằng chứng và ví dụ từ các nguồn với trích dẫn phù hợp.

4.2.1. Đánh giá về Nghiên Cứu Kĩ Năng Đọc Viết Học Thuật (30%)

Học sinh hình thành và phát triển kĩ năng đọc viết học thuật thông qua việc sáng tạo các văn bản viết và bằng miệng cũng như mở rộng các kĩ năng và chiến lược giao tiếp của mình.

Học sinh nghiên cứu một câu hỏi hay chủ đề và trình bày những phát hiện của mình theo phong cách mang tính học thuật qua việc thực hiện hai việc sau:

  • Một báo cáo dạng văn bản
  • Tương tác bằng lời, ví dụ như một cuộc thảo luận hay hướng dẫn.

Khi nghiên cứu câu hỏi hay chủ đề, học sinh sử dụng các nguồn tham khảo khác nhau. Một trong số đó phải bao gồm một bài thuyết trình nghe và/hoặc đa phương thức về một khía cạnh của câu hỏi hay chủ đề được nghiên cứu (ví dụ: bài học công cộng, bài học trên mạng, địa chỉ bài phát biểu hội nghị, địa chỉ công cộng, hội thảo, truyền hình, file dạng âm thanh, TED talk, phỏng vấn và phát biểu).

Khi trình bày những kết quả tìm kiếm của mình, học sinh phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với một bối cảnh học thuật.

a, Báo cáo dạng văn bản

Báo cáo dạng văn bản bao gồn những kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu nên tối đa 1500 từ.Báo cáo dạng văn bản phải được cấu trúc với một mở bài về câu hỏi hay chủ đề.Thân bài của bản báo cáo phải được sắp xếp dưới những tiêu đề chính và phụ. Những yếu tố như trừu tượng, dữ liệu phân tích, tài liệu tham khảo hay phương pháp nghiên cứu có thể được thêm vào như một phần của báo cáo, với điều kiện chúng không quá số từ yêu cầu. Phần kết bài nên tóm tắt lại nghiên cứu, đánh giá thông tin và/hoặc kiến nghị. Bản báo cáo phải gồm có trích dẫn tới các nguồn và sử dụng các tham khảo phù hợp.

b,  Tương tác bằng lời

Trong một tương tác bằng lời, trong bối cảnh một nhóm, học sinh nên:

  • Trình bày ngắn gọn những kết quả tìm kiếm hoặc một khía cạnh trong nghiên cứu của mình
  • Trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi những thành viên nhóm khác và/hoặc dẫn dắt một cuộc tranh luận và/hoặc đóng góp một cách hợp tác đối với nhóm

Sự tương tác bằng lời tập trung vào sự sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên trong một cấu trúc được chuẩn bị, học sinh có thể dùng công nghệ để hỗ trợ việc trình bày sự tương tác bằng lời. Thời gian cho tương tác tối đa là 10 phút.

Học sinh cung cấp bằng chứng cho việc học của mình chủ yếu liên quan để những tiêu chuẩn đánh giá sau:

  • Giao tiếp
  • Nhận thức
  • Ứng dụng

4.2.2. Đánh Giá về Đáp ứng Văn bản (40%)

Sự đáp ứng văn bản tập trung vào phát triển các kĩ năng nhận thức và ngôn ngữ và chiến lược phân tích văn bản.

Trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng nhận thức, học sinh đánh giá các sự kiệnvà ý kiến trong văn bản.Họ cũng giải thích các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa được phản ánh trong văn bản.Mỗi đáp ứng với văn bản nên tập trung vào ít nhất một trong những quan điểm này.

Trong việc phát triển ngôn ngữ và chiến thuật phân tích văn bản, học sinh phân tích hiệu ứng của những phương pháp thuyết phục và cách các đặc tính ngôn ngữ và công ước tác động đến đối tượng giao tiếp

Học sinh hoàn thiện bốn đáp ứng đối với một loạt các văn bản, ít nhất một trong số đó phải là văn bản văn học (Một danh sách gợi ý văn bản có sẵn trong môn học). Ít nhất một đáp ứng phải được trình bày dạng lời và hai dạng văn bản. Những đáp ứng này phải bao gồm:

  • Một đáp ứng đối với một hoặc nhiều văn bản tập trung vào một chủ đề hay vấn đề.
  • Một đáp ứng sáng tạo đối với một hoặc nhiều văn bản (ví dụ: một quyển nhật ký được viết bởi một nhân vật trong văn bản, thuyết minh từ quan điểm của một nhân vật phụ; một bài phát biểu bởi một nhân vật trong văn bản; đóng vai).
  • Một phân tích về một văn bản thuyết phục hay những yếu tố đa cảm của một văn bản sáng tạo (ví dụ: thơ, truyện ngắn, trailer phim).

Học sinh cũng hoàn thiện một đáp ứng tự do lựa chọn thứ tư (nghĩa là giáo viên và học sinh có thể chọn dạng đáp ứng này). Đáp ứng nên có tối đa 3000 từ hay tương đương trong dạng lời hay đa phương thức với 6 phút tương đương với 1000 từ.

Với dạng đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng cho việc học của mình chủ yếu liên quan đến những tiêu chuẩn thiết kế đánh giá sau:

  • Giao tiếp
  • Nhận thức
  • Phân tích

4.2.3. Bài thi (30%)

Học sinh hoàn thành một bài kiểm tra dài 2 tiếng rưỡi được chia thành hai phần:

  • Phần 1: Đọc hiểu văn bản đa phương thức
  • Phần 2: Viết giấy

Phần 1: Đọc hiểu văn bản đa phương thức

Phần này kéo dài khoảng 1 tiếng, được chia thành hai phần (Phần A là 20 phút và phần B là 40 phút).Trong mỗi phần học sinh phải đáp ứng các yêu cầu trong các văn bản về âm thanh và/hoặc văn bản trực quan. Văn bản có thể được trích ra từ một loạt các dạng văn bản bằng lời hay trực quan như các cuộc tranh luận, phỏng vấn, truyền hình, file dạng âm thanh, bài giảng hay quảng cáo.

Phần A

Văn bản cho phần A được trình bày hai lần. Học sinh có thể ghi chú trong phần thuyết trình.Giữa phần thuyết trình thứ nhất và thứ hai có một đoạn tạm dừng và trong lúc đấy học sinh có thể ghi chú.Sau phần thuyết trình thứ hai học sinh được cho 10 phút để hoàn thiện câu trả lời của mình.

Trong việc trả lời các câu hỏi, học sinh có thể được yêu cầu:

  • Ghi chép một bài giảng.
  • Tạo ra những câu hỏi dựa trên văn bản.
  • Điền vào thông tin trong một bảng, biểu đồ hay sơ đồ.
  • Đáp ứng những chỉ bảo trong một hoặc nhiều văn bản.
  • Cung cấp một đoạn sơ lược về văn bản.

Phần B

Học sinh phân tích một văn bản hoặc nhiều hơn. (Các) Văn bản có thể có một phần liên quan đến âm thanh (ví dụ: trích đoạn từ một đài phát thanh, ghi âm của một cuộc phỏng vấn, quảng cáo âm thanh) hay một phần liên quan đến âm thanh và trực quan (ví dụ: trailer phim, phỏng vấn truyền hình, một bài giảng được ghi hình lại, YouTube). Học sinh chứng minh sự hiểu biết về (các) văn bản và phân tích các ngôn ngữ được dùng, ví dụ như để thuyết phục đối tượng giao tiếp.

(Các) Văn bản cho phần B được trình bày hai lần.Học sinh có thể ghi chú trong phần thuyết trình của (các) văn bản. Giữa phần thuyết trình thứ nhất và thứ hai có một đoạn tạm dừng và trong lúc đấy học sinh có thể ghi chú. Sau phần thuyết trình thứ hai học sinh được cho thời gian để hoàn thiện các câu trả lời của mình.

Học sinh có thể được yêu cầu:

  • Phân tích các văn bản.
  • Đánh giá các văn bản đạt được mục đích dự định thành công như thế nào.
  • Cân nhắc các phương pháp (ví dụ: ngôn ngữ thuyết phục trong một quảng cáo hay những lập luận trong một cuộc tranh luận ngắn).
  • Tập trung vào ngôn ngữ, mục đích, đối tượng giao tiếp hay bối cảnh.

Phần 2: Viết Giấy

Học sinh được yêu cầu đọc và thông dịch các văn bản liên quan.Những văn bản được trình bày có thể bao gồm thông tin, ý kiến và mô tả về các kinh nghiệm. Các văn bản có thể bao gồm thông tin về dạng của các biểu đồ, sơ đồ hay hình ảnh.

Học sinh sử dụng thông tin và ý kiến trong văn bản để tạo ra một bài viết nâng cao trong dạng một bài luận, một bài viết thuyết phục, hay một báo cáo.Phần này kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi.

Từ 2018, được dự đoán rằng các học sinh sẽ dùng xử lý văn bản khi trả bài kiểm tra ngoài.

Với dạng đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng cho việc học liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đánh giá sau:

  • Giao tiếp
  • Nhận thức
  • Phân tích

5. CÁCH CHẤM ĐIỂM

Có 5 mức điểm từ A đến E (A là cao nhất).

Trong quá trình học, giáo viên theo dõi và phản hồi về thành tích học của các em, liên hệ với các mức điểm trên.

Sau khi hoàn thành khoá học, giáo viên sẽ đưa ra đánh giá của trường về học sinh dựa trên:

Tham khảo cách chấm điểm theo quy định

Đưa ra 1 mức điểm từ A+ đến E-

Sau đó điểm đánh giá này sẽ kết hợp với điểm thi theo tỉ lệ 70/30 để tính điểm của khoá học, cũng từ A+ đến E-.

6. SỰ CHÍNH XÁC VÀ CÔNG BẰNG VỀ ĐÁNH GIÁ.

Chính sách Đánh Giá chính xác và công bằng của SACE nêu ra những nguyên tắc và quy trình mà giáo viên và đánh giá phải tuân theo để đảm bảo sự chính trực về đánh giá của học sinh. Chính sách này có trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au) như một phần của Chính sách làm việc của SACE.

Uỷ ban SACE Board sử dụng một loạt các quy trình đảm bảo chất lượng để những số điểm được đưa ra cho thành tích của học sinh, trong cả đánh giá cấp trường và đánh giá bên ngoài, được áp dụng nhất quán và công bằng đối với những tiêu chuẩn đánh giá cho một khóa học, và có thể được so sánh khắp tất cả các trường.

Thông tin và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong đánh giá ở Giai đoạn 2 đều có trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au).

HỖ TRỢ CHO MÔN HỌC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu hỗ trợ trên mạng cho mỗi khóa học được cung cấp và được cập nhập thường xuyên trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au). Ví dụ của tài liệu hỗ trợ và những kế hoạch học và đánh giá mẫu, những bài đánh giá được chú thích, những bài làm học sinh được chú thích, và những nguồn tài liệu được gợi ý.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *